Bình Định trong tôi
Reviewer Chân Thực

Tiểu chủng viện Làng Sông: lịch sử, kiến trúc & đời sống

Huyện Tuy Phước 28/10/2024
4.8/5 - (141 bình chọn)

Nhà thờ Làng Sông được biết đến là một trong những cơ sở in ấn góp phần xây dựng, phát triển chữ Quốc Ngữ cùng với nét kiến trúc Gothic độc đáo, nơi đây hiện là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng tại tỉnh Bình Định. Cùng Quy Nhơn Review khám phá sâu hơn về địa danh có nhiều bề dày lịch sử và kiến trúc độc đáo này nhé!

Tiểu chủng viện làng sông ở tuy phước bình định
Toàn cảnh yên bình, xanh mát của Tiểu Chủng Viện Làng Sông (ảnh Hữu Tuyền)
Nhà thờ Làng Sông
Nhà thờ Làng Sông với không gian rộng lớn và thoáng mát

Lịch sử tên gọi

Tiểu chủng viện Làng Sông ở thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, cách Quy Nhơn khoảng 20km về hướng đông bắc. Theo người dân sống tại đây lâu năm, nhà thờ trước kia gọi là Làng Sông – vì được xây dựng trên một gò đất cao, xung quanh ruộng đồng, sông nước bao quanh. Nhưng rồi biển treo ở cổng nhà thờ, qua thời gian bị phai mờ, nên khi sửa lại theo phát âm của người địa phương, chữ “làng” được chuyển thành “lòng” và tên gọi đó được duy trì cho đến bây giờ.

Công trình mang đậm dấu ấn lịch sử

Quần thể kiến trúc gồm 2 khu vực, ngày trước phía đông là chủng viện có một nhà nguyện ở chính giữa hai tòa nhà ở hai bên, nay được sử dụng làm nơi ở của các sơ. Khu vực phía tây là Nhà Chung (cũ) gồm có Tòa Giám mục, nhà in, sở quản lý, nhà hưu dưỡng linh mục, nay đã được khôi phục lại dáng dấp giống ngày trước.

Ít ai biết rằng, nơi đây là một trong những trung tâm truyền giáo đầu tiên tại miền Trung, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người theo đạo Công giáo. Năm 1618, cảng Nước Mặn (Tuy Phước, Bình Định) là điểm truyền giáo đầu tiên khi các giáo sĩ cập bến. Sau này, việc đi lại và giao thương tại đây không được thuận lợi nên cơ sở truyền giáo chuyển về Làng Sông. Vào năm 1862, giám mục Stephano Cuenot (người Pháp) cai quản giáo phận Đàng Trong, giao cho linh mục Phaolo Châu coi giữ nhà thờ Làng Sông. Các giáo sĩ truyền giáo men theo con đường giao thương tại đây để đi truyền đạo, và nhà thờ Làng Sông là một dấu tích còn lại của những giáo sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha khi đặt chân đến vùng đất Bình Định.

Nhà thờ Làng Sông
Nhà thờ Làng Sông năm 1938

Tiểu chủng viện Làng Sông và cơ sở truyền giáo Nước Mặn là 2 nơi gắn bó với sự phát triển và hình thành của chữ Quốc Ngữ. Ngày 18.01.1615, đoàn thừa sai đầu tiên gồm có 2 linh mục và 1 tu huynh chọn Hội An làm cơ sở truyền giáo đầu tiên. Sau đó, chọn Nước Mặn làm cơ sở thứ hai thành lập vào tháng 7.1618 và cơ sở thứ ba được thành lập tại Thanh Chiêm vào năm 1623.

Linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ) người được ghi nhận là soạn thảo và xuất bản 2 cuốn sách chữ Quốc Ngữ đầu tiên. Đến năm 1665, Alexandre de Rhodes đã xuất bản quyển từ điển Việt – Bồ – La, đây là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên trên thế giới.

Hiện tại không có tài liệu nào ghi chính xác về năm thành lập tại nơi đây, vì nơi này từng bị đốt phá vào năm 1885. Đến năm 1904, nhà in mới được thiết lập, hoạt động lại và dời về Quy Nhơn vào năm 1936.

Trước đây, nhà in từng có thời kỳ trang bị đầu tư lớn về máy móc và thiết bị. Năm 1904, với sự điều hành của linh mục Paul Maheu, nhà in phát triển mạnh và có tiếng tăm. Tại đây, trước đây đã từng in sách tiếng Pháp, tiếng Latinh và chữ Quốc Ngữ hiện đều được lưu giữ tại tiểu tiểu chủng viện.

Một trong 3 nhà in sách quốc ngữ đầu tiên ở VN, gồm: nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú (Hà Nội) và nhà in ở tiểu chủng viện Làng Sông (Bình Định).

Trên thực tế nên gọi nơi này là chủng viện vì được xây dựng vời mục đích cho chủng sinh tới học tập và tu dưỡng. Gọi là chủng viện có vẻ chính xác hơn. Tiểu chủng viện Làng Sông là nơi ươm trồng, đào tạo các chủng sinh. Sau khi hoàn thành khóa học tập ở tiểu chủng viện, thì các chủng sinh sẽ tiếp tục học tập tại đại chủng viện trên con đường trở thành linh mục của mình.

Tham khảo thêm: Cù Lao Xanh – Hòn Ngọc biển quý giá của Quy Nhơn, Bình Định.

Kiến trúc mang đậm phong cách Châu Âu

Tiểu chủng viện Làng Sông ban đầu chỉ là nhà mái tranh, vách phên tre, công trình hiện tại còn giữ tới ngày nay được xây vào năm 1925 – 1927.

Cùng Quy Nhơn Review tìm hiểu về tư duy kiến trúc Gothic của công trình này bằng cách nó thể hiện qua thiết kế nhà thờ. Nếu tìm hiểu kỹ và bằng quan sát thực tế sẽ không khó thấy được nét tinh xảo của phong cách Gothic khi được kết hợp xây dựng cùng công trình kiến trúc vĩ đại này.

Nhà thờ Làng Sông
Đỉnh chóp nhọn của Nhà thờ Làng Sông

Sở hữu cho mình phong cách kiến trúc Gothic đậm chất Châu Âu với những đường nét kiểu vòm nhọn và có nhiều cửa sổ. Nổi bật với lối kiến trúc đặc trưng của cung điện phương Tây và những thiết kế nhà thờ như tháp bút chì cao vút, các cột trụ được xây dựng bên trong. Những bức tường nối giữa các tầng với nhau, khung cửa sổ đối xứng 2 bên cùng hoa văn chạm khắc tinh xảo, khiến cho nơi đây có một vẻ đẹp nguy nga như một cung điện nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Không khó để nhận ra phong cách Gothic được áp dụng vào kiến trúc nhà thờ bởi phần chính diện của nhà thờ được trang trí bằng những hoa văn họa tiết tạo sự nổi bật, kèm theo đó là phong cách cổng vòm nhọn hay bắt gặp trong lối xây dựng kiến trúc thánh đường.

Những kiến trúc mang phong cách Gothic tại Việt Nam:

  • Nhà thờ lớn (Hà Nội): là kiến trúc xây dựng được mô phỏng theo phong cách kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà tại Paris, sở hữu cho mình những đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc Gothic như mái vòm uốn nhọn, các tháp có trục đối xứng điển hình của phong cách Châu Âu.
  • Nhà thờ đá Sapa (Lào Cai): công trình được xây hoàn toàn bằng đá dựa theo mô phỏng kiến trúc Gothic: cửa sổ rộng, tháp chuông, đỉnh nhọn.
  • Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên): sở hữu cho mình hai tháp chuông 2 bên đỉnh chóp của nhà thờ, được thiết kế tinh xảo. Hai đỉnh nhọn 2 bên chứa 2 tháp chuông kết hợp với nhiều ô cửa sổ mái vòm liên tiếp là phong cách đặc trưng của kiến trúc Gothic.
  • Nhà thờ Đức Bà (TP. HCM): đây được xem là kiến trúc hoàn hảo với sự kết hợp giữa kiến trúc Gothic và kiến trúc Roman đó là cửa sổ kết hợp với kính màu đã tạo nên một công trình vĩ đại.
tiểu chủng viện làng sông quy nhơn tuy phước bình định
Lối kiến trúc đẹp mang đậm chất Gothic (ảnh Hữu Tuyền)

Tiểu chủng viện Làng Sông trong đời sống của con người

Mang trong mình lợi thế sở hữu nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm và sự kết hợp cùng những dãy nhà rêu phong đã khiến nơi đây trở nên cổ kính và giản dị. Dù cho trải qua hàng trăm năm, chủng viện Làng Sông từ lúc hình thành cho đến nay vẫn giữ gần như nguyên từng nét kiến trúc của ngày xưa.

Hiện nay, tại Chủng viện Làng Sông đã có một tu viện mới, với tên gọi Dòng Nữ Tỳ Chúa Giesu Tình Thương nhằm mục đích tạo một không gian mới, trở thành nơi có thể tiếp đón được khách hành hương, khách tham quan văn hóa hay người nghiên cứu lịch sử, đều được nơi đây tiếp đón cũng như với mục đích chia sẻ văn hóa.

Nhà thờ Làng Sông
Nhà thờ Làng Sông là nơi người dân nơi đây thường tụ tập vào mỗi buổi chiều

Các cột mốc lịch sử quan trọng liên quan Tiểu chủng viện Làng Sông:

  • Năm 1925: Đức Cha Damien Grangeon Mẫn cho xây dựng lại Chủng viện Làng Sông.
  • Năm 1927: Chủng viện được khánh thành và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
  • Năm 1964: kỷ niệm 100 năm thành lập Chủng viện Làng Sông.
  • Năm 2017: kỷ niệm 400 năm loan báo Tin Mừng tại giáo phận Quy Nhơn.

Khách tham quan nếu đi vào những dịp lễ lớn của Công giáo như: Lễ Phục Sinh, Lễ Giáng Sinh…. sẽ may mắn được tham dự các thánh lễ cũng như các hoạt động liên quan trên tinh thần nghiêm trang và sốt sắng.

Địa chỉ: Xã Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định, Việt Nam

5 lưu ý khi tham quan tại các địa điểm tôn giáo

  • Nên vứt rác đúng nơi quy định vì là nơi mang tính chất trang nghiêm.
  • Nên có ý thức bảo vệ các tiểu cảnh trong khuôn viên.
  • Nên tìm hiểu trước diện tích và đường đi nơi tôn giáo mà mình có dự định tham quan, từ đó trang bị phương tiện di chuyển phù hợp cho bản thân.
  • Trang phục gọn gàng, kín đáo. Tránh những trang phục gây phản cảm nơi tâm linh.
  • Những nơi tuyệt đối không cho phép quay phim, chụp ảnh thì nên chấp hành, tránh vi phạm nơi linh thiêng.
  • Cần nắm rõ thời gian mở cửa và đóng cửa để tránh mất thời gian và công sức của bản thân.

Chủng viện Làng Sông ngoài là nơi để tham quan, du lịch còn là nơi dành cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cũng như khách hành hương để cầu nguyện. Quy Nhơn Review hi vọng, những thông tin hữu ích vừa rồi sẽ giúp bạn gợi ý những điểm tham quan thú vị khi đến Quy Nhơn.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Phạm Thị Thu Hằng 09/10/2023

Làng chài Nhơn Lý: Bức tranh thơ mộng bên bãi biển Quy Nhơn

Nhắc đến những địa danh du lịch thơ mộng tại Quy Nhơn người ta nhớ ngay đến cái tên Làng Chài Nhơn Lý "một thị...

4.8/5 - (75 bình chọn)
Phan Đỗ Gia Thư 14/08/2024

Hòn Khô điểm đến mang vẻ đẹp hoang sơ, hấp dẫn

Hòn Khô là một hòn đảo xinh đẹp và là điểm du lịch nổi tiếng thuộc thành phố Quy Nhơn. Nơi đây mang vẻ đẹp...

4.7/5 - (51 bình chọn)
Nguyễn Huyền Ni 18/10/2023

Đầm Thị Nại: Nơi lưu giữ ký ức những trận đại thủy chiến lịch sử...

Đầm Thị Nại không chỉ mang vẻ đẹp non nước hữu tình đầy hoang sơ được thiên nhiên ban tặng, mà nơi đây còn ẩn...

4.7/5 - (65 bình chọn)
Sơn Tuyền 18/06/2024

Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử: Thi nhân tài hoa của vùng đất Quy Nhơn,...

Hàn Mặc Tử là một thi nhân tài năng gắn bó lâu dài với mảnh đất Quy Nhơn, Bình Định. Đến cả khi đau bệnh...

4.8/5 - (56 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo