Nhắc đến quần thể kiến trúc người Chăm không thể không nhắc đến Tháp Bánh ít tọa lạc tại Bình Định. Kinh đô Vijaya của Chăm Pa một thời là Bình Định hiện nay. Đây là điểm dừng chân mà các du khách yêu thích tín ngưỡng tôn giáo không thể bỏ qua.
Các quần thể tháp Chăm Pa còn được gọi là Tháp Chàm hay Tháp Chăm. Chăm Pa là quốc gia cổ đại có tín ngưỡng tôn giáo tin vào các vị thần Hindu (như thần Brahma, thần Vishnu, thần Shiva…) và cả Phật giáo. Các tháp này trong tiếng Chăm Pa gọi là Kalan nghĩa là Lăng.
Tháp Chăm Pa được xây từ gạch nung đỏ sẫm của đất địa phương. Phía trên đỉnh tháp được mài theo nhiều hình dáng khác biệt sau khi được đắp thành khối hình vuông. Vòm mái hướng lên trời theo hình mũi nhọn được gọt vun thành hình bông hoa. Bệ thờ thần bằng đá được đặt ở hướng Đông, nơi chỉ có một cửa duy nhất trong không gian chật hẹp của lòng tháp.
Tháp Chăm là loại hình kiến trúc được bảo tồn kỹ lưỡng trong di sản văn hóa Chăm Pa cổ. Hiện nay có khoảng 50 quần thể tháp Chăm dọc các tỉnh miền Trung có niên đại từ 500 đến 1000 năm lịch sử.
Hiện nay Tháp Bánh Ít nằm ở thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tháp có bề ngoài hùng vĩ mang đậm dấu ấn lịch sử. Theo thời gian tháp được bao phủ bởi đồi núi và sắc xanh của cây cỏ.
Tháp Bánh Ít cách trung tâm thành phố 20km, gần nhánh sông Côn chảy qua. Quần thể kiến trúc rộng lớn được tọa lạc trên một ngọn đồi. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII với tọa độ 13,8684773°B 109,1329358°Đ.
Tháp Bánh Ít từng được gọi là Tháp Bạc, trong tiếng J’rai là Yang MTian là một cụm các tháp cổ Chăm Pa. Kiến trúc tháp thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
Địa chỉ: xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Theo dòng chảy lịch sử, Tháp Bánh Ít là quần thể tháp Chăm có tổng cộng 4 tháp với đa dạng kích thước và hình dáng, phục vụ cho các công việc khác nhau. Đi từ ngoài vào trong gồm có: tháp Cổng (Gopura), tháp Bia (Posah), đền thờ chính (Kalan), tháp Hỏa (Kosagrha). Trong quá trình nghiên cứu và khai quật các nhà khảo cổ học cho rằng số lượng kiến trúc nơi này có thể nhiều hơn thế, đủ để tạo nên một trung tâm tôn giáo hoàn chỉnh.
Tháp Cổng nằm ở cụm tháp phía Đông, ở đây có những phế tích đổ nát còn sót lại. Trải qua các đợt trùng tu để đến được tháp Cổng bạn chỉ cần leo lên các bậc thang. Tháp Cổng là kiến trúc lớn được đặt ở tầng ngoài hay vòng ngoài của khu Tháp Bánh Ít.
Tháp cổng cao khoảng 13m được xây bằng gạch đá ông. Vòm cửa có hình mũi giáo xếp lớp hướng dần lên trên và khung cửa được đúc từ lối kiến trúc Gopura đặc trưng. Theo hướng Đông Tây lối đi được mở qua hai cửa thông nhau để dẫn lối vào tham quan quần thể Tháp Bánh Ít.
Tháp Bia nằm bên trái khi đi lên trên với cấu trúc hình vuông và được xây bằng gạch nung đỏ. Nhìn vào đây có thể thấy được những tín ngưỡng văn hóa của người Chăm Pa cổ khi thờ các vị thần. Những họa tiết trang trí mang đậm phong cách văn hóa người dân Chăm Pa. Một số mặt tầng mái có họa tiết hình sư tử, hình bò thần Nandin, mặt Kala nhìn thẳng. Tượng các vị thần ở đây hầu như làm bằng đá mang đậm dấu ấn lịch sử.
Các nghệ sĩ Chăm Pa cổ đã làm mái tháp Bia như xòe cánh bay bằng cách điểm tô những băng, ô hoa lá nghệ thuật. Được bao phủ bởi sắc xanh cây cỏ, tháp Bia như hòa mình vào thiên nhiên kiến trúc vĩ đại.
Tháp Chính có vẻ hoàng tráng và hùng vĩ với các lớp kiến trúc. Nét hoa lá trên diềm mái mang đường nét thanh tú, các cột ốp, dọc các mặt tường có các đường gồ nhô ra, cửa vòm giả hình mũi lao đồ sộ, cả khối kiến trúc như đang tiếp xúc với người xem nhờ những cảnh ca múa trên các mặt vòm cửa giả.
Ngôi tháp chính được dẫn đến từ một lối tam cấp rất dốc, thông qua tầng kiến trúc bên trên tới một con đường thẳng. Những ổ gạch là những gì còn sót lại từ vòng đai đường trên cùng bao quanh kiến trúc. Từng ngôi tháp của Tháp Bánh Ít không lớn nếu ta đem từng kiến trúc ra so sánh. Cả quả đồi tự nhiên cao 75m nên khiến kiến trúc Tháp Bánh Ít trông đồ sộ và to lớn.
Xuống tầng kiến trúc phía dưới ta có thể bắt gặp ngôi tháp Đông – Nam có hình quả bầu lọ trên các tầng che khuất những đường nét. Tháp Cổng và Tháp Chính có hình dáng và cấu trúc giống nhau nhưng Tháp Cổng lại nhỏ hơn, ít chi tiết hơn. Những hình khối kỷ hà khô khan, cứng cỏi được làm nên nhờ những đường nét của tòa kiến trúc diệu dàng và nhịp điệu.
Tháp Hỏa có chiều cao 10m có tạo hình cong, lõm như một cái yên ngựa. Để phục vụ cho việc tế lễ của người Chăm xưa đây được xem như một nhà kho đựng vật dụng. Những hình người, hình thú, hình chim ở dưới chân tháp mái cong hình yên ngựa. Với các hình dáng ưỡn người, khuỳnh chân, dùng hai tay nhấc bổng cả tòa tháp lên.
Tháp Bánh Ít có tên gọi đặc trưng của loại bánh đặc sản Bình Định. Vì nằm trên đồi cao, nhìn từ xa cụm tháp trông như Bánh Ít. Cách đặt tên nhằm tôn vinh giá trị truyền thống cũng như gợi ý du khách nên thử qua món bánh ít lá gai.
Nhắc đến bánh ít lá gai bạn sẽ nghĩ ngay đến vị bột mềm mịn, hương vị thơm ngon. Bánh ít được làm chủ yếu từ bột nếp và đậu xanh nên có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Ngày nay bánh ít được dùng để làm quà tặng hay các dịp giỗ, cưới hỏi.
Để chuyến du lịch được diễn ra suông sẻ và để lại nhiều kỷ niệm khó phai thì bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Ngoài Tháp Bánh Ít, Bình Định còn có nhiều địa điểm du lịch tuyệt vời mà bạn nên tham quan. Dưới đây là một số địa điểm gần Tháp Bánh Ít mà bạn có thể tham khảo cho chuyến đi của mình:
Qua bài viết này, Quy Nhơn Review hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Với giá vé chỉ 15.000 VNĐ và mở cửa từ 7h đến 18h thì Tháp Bánh Ít được đánh giá là địa điểm tham quan có mức giá phải chăng. Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức cần có cho chuyến hành trình của bạn. Tháp Bánh Ít mang đậm vẻ đẹp kiến trúc Chăm Pa tại Bình Định là gợi ý hay ho cho bạn.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định
Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.
QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!
© Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!