Bình Định trong tôi

Khám phá chùa Ông Núi: điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bình Định

TP. Quy Nhơn 09/10/2023
4.7/5 - (62 bình chọn)

Đến với Bình Định, vùng đất du lịch này du khách không thể bỏ qua trải nghiệm độc đáo thăm quan Chùa Ông Núi một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở đây. Điểm nổi bật nhất khu di tích này có lẽ là tượng Phật ngồi lớn thứ hai Đông Nam Á đến thời điểm hiện tại.

Chùa Ông Núi địa điểm du lịch tâm linh có điểm gì mà thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm

Chùa Ông Núi hay còn gọi là chùa Linh Phong hay Linh Phong Thiền Tự nằm trên Đỉnh Chóp Vung thuộc thôn Vung Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố khoảng 30km.

Chùa Ông Núi địa điểm du lịch tâm linh
Chùa Ông Núi địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Bình Định

Ngoài sự thiêng liêng lâu đời, chùa tọa lạc ở một vị lưng dựa thế vào núi Bà vững trải, phía trước nhìn ra biển bốn mùa sóng vỗ, mang ý nghĩa đức Phật luôn che chở bảo vệ đất đai, hòa bình cho người dân. Cùng với đó, phong cảnh non nước hữu tình cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.

Lịch sử và nguồn gốc của chùa Ông Núi

Sư phụ trụ trì chùa Ông Núi – Đại Đức Thích Quảng Nghiêm cho biết, theo sử cũ chùa Ông Núi được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1702  Lê Ban – Một nhà sư, đã tới hang đá phía đông núi Bà để tu luyện và xây dựng một am nhỏ tên là chùa Dũng Tuyền, hàng ngày đi hái thuốc chữa bệnh cứu người. Nhân dân kính trọng ông và gọi ông là Ông Núi. Đến năm 1733, chúa Nguyễn đã trao cho Ông Núi hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư và xây dựng lại chùa Dũng Tuyền thành ngôi chùa lớn hơn là Linh Phong Thiền tự, đến nay đã qua 12 đời thừa kế qua nhiều lần trùng tu.

Trong những di tích còn lại thì chùa Linh Phong mà một di tích có quy mô to lớn. Là một di sản văn hóa cấp quốc gia, chùa Ông Núi thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm đến tham quan. Với vị trí cao trên núi và kiến trúc đơn giản nhưng trang nghiêm, chùa tạo nên một không gian đặc biệt cho du khách đến tham quan.

Chùa Ông Núi địa điểm du lịch tâm linh Bình Định nổi tiếng
Chùa Ông Núi tựa bồng lai tiên cảnh khi nhìn từ trên xuống

Khuôn viên chùa Ông Núi luôn được che mát nhờ các tán cây lớn được trồng nơi đây từ lâu đời. Bên cạnh đó, điểm bởi hoa xung quanh các hồ nước trong vắt tựa như chốn bồng lai tiên cảnh.

Những điện thờ được thiết kế cổ kính trang nghiêm với mái ngói đỏ được tô điểm bởi các họa tiết cầu kì lạ mắt, làm tăng tính tò mò khám phá cho du khách.

Hang tổ – Nơi ở của Ông Núi

Chùa Ông Núi là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia, một trong những ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng nhất Bình Định, được nhắc đến trong nhiều sử sách xưa. Du khách đến đây không chỉ có ý nghĩa đặt chân đến một địa chỉ tâm linh, một vùng địa linh mà còn đến như một địa chỉ du lịch nổi tiếng, được khám phá, thăm thú danh lam thắng cảnh.

Hang tổ được cho là nơi ở của Ông Núi, khi ông tìm kiếm một nơi yên tĩnh để sinh sống tu tập kinh phật. Đây cũng là nơi đặt gạch đầu tiên của chùa Linh Phong. Để đến được nơi đây, du khách khách phải đi qua một con đường nhỏ, xung quanh là hàng hoa dại và hàng trăm bậc thềm đá để đi vào chùa.

Hang tổ nơi đặt bàn thờ Ông Núi
Bên trong hang tổ là nơi đặt bàn thờ Ông Núi người đã tu luyện kinh phật, hàng ngày đi hái thuốc chữa bệnh cứu người

Bên trong Hang Tổ là bàn thờ Ông Núi. Giữa hang, có những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau một cách ấn tượng và độc đáo. Dưới hang, một khe nước chảy ngang suối với độ sâu hơn 5m – đây cũng là nơi rất nhiều người tới hứng nước cảm nhận sự mát mẻ trong lành để rửa mặt.

Bức tượng phật ngồi lớn thứ hai đông Nam Á

Trong những năm gần đây, chùa Ông Núi dần trở thành điểm đến mới của du khách trong và ngoài nước, bởi đây có một trong các tượng phật cao nhất Đông Nam Á và mới khánh thành vào tháng 11/2017. Tượng tọa lạc ở độ cao 129m so với mực nước biển, tính cả bệ tượng, chiều cao của tượng là 108m, đường kính chân tượng 52m. Điểm đặc biệt ở đây, toàn bộ quá trình xây dựng đều được đúc bê tông cốt thép ngay tại chỗ.

Tượng phật ngồi lớn thứ hai Đông Nam Á tại chùa Ông Núi
Tượng phật ngồi lớn thứ hai Đông Nam Á nét mặt phúc hậu phổ độ chúng sinh

Tượng Phật ngự trên tòa sen, nhìn ra biển Đông rất tráng lệ. Để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hùng vĩ của Thích ca Mâu ni Phật du khách phải cố gắng đi bộ 600 bậc thang. Bên cạnh đó, còn nhìn thấy được những cánh đồng lúa bát ngát, cảnh toàn biển xung quanh màu ngọc bích và thành phố ở phía xa xa.

Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi mọi người đến đây để hành lễ, chiêm bái. Ở bên trong là một không gian rộng rãi với tượng Phật Thích ca Mâu ni đang tọa thiền trên đài sen, xung quanh tường là các bức ảnh tái hiện lại cuộc đời của đức phật từ lúc sinh đến thành đạo, chuyển phát luân đến niết bàn.

Ngoài ra, trên tường còn đặt hàng nghìn tượng phật nhỏ được sắp xếp liền kề với nhau vô cùng uy nghiêm tráng lệ.

tượng phật ngồi tại chùa Ông Núi Bình Định
Chinh phục hơn 600 bậc cầu thang để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của tượng phật và góc nhìn từ trên cao hướng xuống

Phía sau lưng của tượng Phật là cầu thang dẫn du khách lên đến chân của đài sen và đây cũng là điểm cao nhất ở nơi đây.

Tượng Thích ca Mâu ni Phật này được xây dựng và quản lý bởi Thiền Viện Thiên Hưng cách đó không xa, nằm ngay dưới chân núi.

Lễ hôi chùa Ông Núi – Linh Phong Thiền Tự

Hàng năm, lễ hội chùa Ông Núi (du lịch chùa Ông Núi) vào dịp 24 và 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Đây là lễ hội lớn nhất chùa Ông Núi. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân và du khách hành hương về viếng Phật, cầu tài lộc, hi vọng một năm mới bình an, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương tưởng niệm công đức của Ông Núi.

Lễ hôi chùa Ông Núi
Hình ảnh hàng ngàn du khách đổ về chùa Ông Núi tham gia ngày giỗ ông Tổ Viên Minh

Tại lễ hội, du khách và người dân còn được sử dụng bữa cơm chay miễn phí tại chùa. Có các bạn tình nguyện viên tận tình hết sức hỗ trợ từ việc chia phần cơm, dọn dẹp cùng các phật tử. Đây dần trở thành nét riêng, một phần không thể thiếu trong những ngày đặt biệt này.

Lễ hôi chùa Ông Núi
Du khách và người dân còn được sử dụng bữa cơm chay miễn phí tại chùa một nét riêng tại ngày lễ

Đi du lịch chùa Ông Núi các dịp khác trong năm

Nếu bạn có mục đích là hưởng ngoạn phong cảnh, khám phá du lịch tâm linh thì bạn có thể đi quanh năm, nhưng nên tránh các dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi thăm quan chùa Ông Núi là khi đầu hè và mùa thu. Vào mùa du lịch ở Quy Nhơn, bạn có thể vừa tận hưởng các chuyến du lịch biển nổi tiếng ở đây và ghé thăm nơi này.

Du lịch nổi tiếng ở Bình Định
Một số địa điểm du lịch nổi tiếng gần Chùa Ông Núi

Các địa điểm du lịch gần chùa Ông Núi như Thiền Viện Thiên Hưng cách 1,1km, khu du lịch dã ngoại Trung Lương cách 2,1km, cánh đồng điện gió Phương Mai 5km.

Top 5 lưu ý khi thăm quan chùa

  • Trang phục khi đi chùa: Chùa là nơi linh thiêng nên khi đi chùa bạn nên mặc những đồ gọn gàng lịch sự những bộ quần áo có màu sắc đơn giản, không nên mặc những bộ đồ màu mè, mặc váy ngắn, cắt xẻ táo bạo. Ngoài ra cũng không được cho trẻ em chạy loạn ở khu vực tam bảo, nghịch phá đồ cúng tế, sờ tượng Phật.
  • Đi lại trong chùa: Khi đi đến lễ phật, bạn không nên đi vào bằng cửa chính. Vì theo nghi lễ của chùa, cửa chính là cửa dành riêng cho đức Phật, Ngọc đế, Quân vương, các bậc cao tăng và bậc khoa bảng mới được ra vào. Nên chỉ được bước vào bên trong chùa bằng cửa phụ. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).
  • Thắp hương trong chùa: Chỉ thắp hương bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa.
  • Xưng hô: Khi đi chùa nếu bạn gặp các tăng ni, sư trụ trì trong chùa, nên chắp tay hình búp sen và bắt đầu chào hỏi bằng câu “A di đà Phật”, bạch thầy.. Và xưng mình là con.
  • Không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa: Khi đi chùa tuyệt đối không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa. Vì theo kinh sách và lễ nghi truyền thống đây được gọi là hành vi “đạo dụng thập phương thường trụ”, tức là trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dường.

Với sự cổ kính chùa Ông Núi (Linh Phong Thiền Tự) dần thành điểm dừng chân dành cho những người yêu thích sự thanh tịnh và có niềm đam mê khám phá du lịch tâm linh. Trong những năm gần đây, du lịch ở Bình Định ngày càng phát triển mạnh. Và đây là một địa điểm không nên bỏ qua khi du lịch đến miền đất võ này.

Hãy Cùng Quy Nhơn Review khám phá các địa điểm du lịch nổi tiếng này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Hà Quốc Tấn 07/10/2023

Tháp Đôi Quy Nhơn: Di tích lịch sử mang đậm nét văn hoá Chăm Pa

Được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử còn sót lại của kiến trúc văn hóa Chăm...

4.7/5 - (91 bình chọn)
Minh Hoàng 07/10/2023

Cù Lao Xanh: Hòn ngọc biển quý giá của Quy Nhơn, Bình Định

Chắc hẳn bạn từng nghe qua câu nói: "Bình Định có núi Vọng Phu. Có Đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh". Bởi lẽ, Cù...

4.6/5 - (91 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng ký email để nhận tin mới nhất

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chỉnh Sách - Điều Khoản