Bình Định trong tôi
Quy Nhơn trong tôi

Đầm Thị Nại: Nơi lưu giữ ký ức những trận đại thủy chiến lịch sử trở thành biểu tượng của Bình Định

TP. Quy Nhơn 18/10/2023
4.7/5 - (64 bình chọn)

Đầm Thị Nại không chỉ mang vẻ đẹp non nước hữu tình đầy hoang sơ được thiên nhiên ban tặng, mà nơi đây còn ẩn chứa những giai thoại về các cuộc thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Quy Nhơn Review sẽ đưa bạn khám phá một Đầm Thị Nại hùng vĩ trong những trang sử hào hùng đến một danh lam thắng cảnh thiên sắc qua lăng kính hiện đại.

Hình ảnh những cuộc đại thủy chiến nằm sâu dưới lòng Đầm Thị Nại

Đầm Thị Nại là một trong những đầm nước mặn lớn của tỉnh Bình Định, có diện tích khoảng hơn 5.000 ha, với chiều dài gần 10 km và chiều rộng hơn 4 km.

Thị Nại có tên nguyên gốc theo tiếng Phạn là Cri Vinaya, sau đó được phiên âm lại qua tiếng Hán là Thị – lị – bì – nại. Về sau, được người dân gọi tắt tên chữ đầu và chữ cuối thành Thị Nại. Ngoài ra, đã từng có một thời gian đầm còn được gọi với cái tên khác là Hải Hạc Đàm.

Nằm cách thành phố Quy Nhơn 8 cây đi về phía Đông Bắc. Là nơi giao lưu giữa hai nhánh sông Hà Thanh và sông Kôn, đồng thời được bán đảo Phương Mai ngăn cách với biển Đông. Từ xa xưa khoảng 1.000 năm trước, với vị trí đắc địa là hải cảng nổi tiếng thuộc vương quốc Chiêm Thành, nơi đây đã từng chứng kiến biết bao trận chiến ác liệt trong lịch sử phải kể đến như:

Đầm Thị Nại ở Quy Nhơn
Đầm Thị Nại nơi diễn ra các cuộc đại thủy chiến mang đậm dấu ấn lịch sử

Trận chiến giữa con của vua Nguyên là Thoát Hoan đánh vào kinh đô Chiêm Thành nhằm đuổi Champa năm 1284. Theo đó, Thoát Hoan nhận được mệnh lệnh từ cha cùng 2 binh tướng Ô Mã Nhi và Toa Đô dẫn 10 vạn quân lính giả mượn đường nước Đại Việt tiến vào cửa Thị Nại để đánh vương quốc Chiêm Thành. Kết quả, cuộc xâm lược thất bại, toàn bộ tướng và quân lính phải bỏ chạy về Nghệ An theo đường bộ nhưng bị quân Đại Việt truy đuổi bỏ mạng ở chiến trường.

Đến năm 1470, cũng tại cửa Thị Nại vua Lê Thánh Tông đem hơn 20 vạn quân lính đánh bại quân Chiêm và hạ thành Đồ Bàn. Kể từ đấy, cả vùng đất Vijaya đến đèo Cù Mông đều được Đại Việt ngự trị vĩnh viễn.

Cuộc cùng là trận đánh được xem là “đại thủy chiến” giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh kéo dài từ năm 1787 đến năm 1802. Trong đó, cuộc quyết chiến vào năm 1801 là trận chiến ác liệt nhất và cùng là trận cuối cùng ở cảng Thị Nại trong thời kỳ quân nội chiến. Theo một số trang sử sách, nhà Nguyễn dành chiến thắng áp đảo, hơn 4.000 binh lính hy sinh trong cuộc chiến. Quận Tây Sơn bị thất bại năng nề, toàn bộ 3 hạm đội là những cánh tay đắc lực của quân Tây Sơn bị tiêu diệt hoàn toàn, hơn 20.000 quân lính bị chết, phá hủy 1.800 chiếc thuyền và 600 pháo đại. Một số nhà chuyên gia sử học còn nhận định, võ công của nhà Nguyễn trong trận chiến này là đệ nhất trong các thời kỳ. Đặc biệt, các cuộc đại thủy chiến nội quân lúc bây giờ chính là “trận Xích Bích” máu lửa của người Việt.

Hệ sinh thái đa dạng được trời phú

Không phải ngẫu nhiên mà Đầm Thị Nại còn được gọi với cái tên tiếng Hán khác là Hải Hạc Đàm. Hải Hạc Đàm tức là đầm có nhiều chim hạc biển.

Hiện nay, vùng đầm nước mặn này là nơi trú ngụ của 76 loài cá, 25 loài thảm cỏ biển và hệ động vật phong phú với 64 loài phù du. Đặc biệt, chỉ riêng tại Cồn Chim – một trong những khu du lịch sinh thái của đầm Thị Nại được ví như một vùng ốc đảo xanh đã có hàng trăm loài chim sinh sống. Trong đó, có 10 nhóm chim rừng và 23 loài thuộc nhóm chim di cư và chim nước.

Khu sinh thái Cồn Chim ở Quy Nhơn
Cồn Chim là hệ sinh thái phong phú và đa dạng được thiên nhiên ban tặng

Với diện tích rộng hơn 480 ha, Cồn Chim được chia thành các khu đa dạng theo từng chức năng khác nhau, bao gồm: khu trồng rừng ngập mặn, khu bảo tồn các loài thảm cỏ biển, khu nuôi chim,… Khi đến nơi đây, mọi người sẽ cảm thấy bản thân như đang dạo chơi trong một thế giới thiên nhiên đầy kỳ bí. Những đầm nước mặn bao la nằm ẩn mình dưới những tán cây rậm rạp, tiếng chim bay lượn reo hò trên bầu trời hòa nhịp với tiếng cá bơi lội dưới dòng nước. Tất thảy tạo nên một hệ sinh thái phong phú, tuyệt đẹp khiến du khách tham quan không thể hết choáng ngợp.

Vùng đất của những câu chuyện tâm linh

Bên cạnh được thiên nhiên ưu ái cho nguồn tài nguyên quy giá cùng hệ sinh thái phong phú đa dạng, nơi đây còn được xem là vùng đất của sự tâm linh. Bởi giữa đầm Thị Nại có một đảo nhỏ nhô lên giữa sóng nước mênh mông, khi ngắm nhìn từ phía xa trong giống như ngọn tháp cổ mà người dân nơi đây thường gọi là tháp Thầy Bói.

Tháp Thầy Bói ở Đầm Thị Nại Quy Nhơn
Tháp Thầy Bói là một trong những địa điểm tâm linh của người dân Bình Định

Có rất nhiều câu thoại được tương truyền để nói về ý nghĩa tên của hòn đảo này. Có thuyết bảo rằng, xưa kia có một thầy bói giỏi đến đây và lập nên ngọn tháp để sinh sống và xem bói cho người dân. Một thời gian sau, ông bị bệnh qua đời, ngọn tháp cũng bị những cơn bão lớn xô ngã. Để tưởng nhớ ông, người dân đã xây dựng lại ngôi đền của tưởng nhớ ông. Cũng có thuyết khác kể rằng, sở dĩ “thầy bói” là tên gọi của một loài chim, đó chính là chim Bói Cá. Loài chim này, thường tụ tập nơi có những khóm đá dáng tròn xếp chồng lên nhau giống như ngọn tháp để săn bắt mồi. Do đó, mà người ta gọi là tháp Thầy Bói.

Tuy nhiên, dù được kể lại dựa trên bao nhiêu thuyết đi nữa thì ngày nay, tháp Thầy Bói được người dân địa phương xem là ngôi miếu tâm linh để thờ vị thủy thần. Do vậy, không chỉ có người dân bản địa mà nhiều du khách cũng ghé đến địa điểm du lịch tâm linh  này để tham quan và dâng hương để cầu mong một cuộc sống bình an, công việc được thuận buồm xuôi gió.

Cầu Thị Nại – Biểu tượng của Bình Định điểm tham quan du lịch thú vị

Nằm trong một dự án siêu công trình lớn, cầu Thị Nại chính là cây cầu chính nằm trong dự án cùng với 5 cây cầu nhỏ bắc qua sông Hà Thành. Cầu được khởi công xây dựng chính thức vào ngày 3 tháng 11 năm 2002 dựa theo những bản thiết kế tân tiến hiện đại của nước Áo và Úc. Đến ngày 12 tháng 12 năm 2006, sau 4 năm miệt mài xây dựng cây cầu chính thức hoàn thành và được khánh thành đi vào hoạt động. Lúc bây giờ, đây là sự kiện thú hút đông đảo sự chú ý không chỉ với giới truyền thông trong và ngoài nước mà còn là niềm tự hào của tất cả người dân xứ Nẫu vì từng sở hữu cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á và Việt Nam.

Cầu Thị Nại nằm trên đầm Thị Nại, nối liền thành phố biển Quy Nhơn và bán đảo Phương Mai. Theo bảng thông số kỹ thuật được công khai, cầu dài gần 7.000m tính cả hệ thống đường dẫn hai dầu. Trong đó, phần thân chính cầu dài gần 2.500m, rộng 14,5m bao gồm 54 nhịp.

Khi đến đây, đứng trên cầu Thị Nại, bạn có thể cảm nhận đầm Thị Nại với bầu không khí trong lành xen lẫn từng nhịp sóng vỗ lúc dịu êm lúc dồn dập như một bản hợp xướng, phía xa xa lập ló giữa cánh rựng ngập mặn xanh mướt là những chiếc ghe thuyền của những bác ngư dân đang thả lưới kéo chài. Cũng từ trên cầu hướng phía Nam, một thành phố Quy Nhơn thấp thoáng những tòa nhà cao tầng cùng tiếp xe cộ tấp nập sầm uất. Khi bạn quay lưng về phía Bắc, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy bán đảo Phương Mai hùng vĩ, uy nghiêm, nhưng cùng thơ mộng đến lạ thường. Dù là bình minh ban mai hay hoàng hồn rực lửa, tất cả đều dung hợp tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp không kém phần huyền ảo.

Cầu Thị Nại ở thành phố Quy Nhơn
Cầu Thị Nai – nơi mang lại giá trị du lịch và kinh tế cho Bình Định

Những năm gần đây, cầu Thị Nại trở thành địa điểm du lịch hot và được nhiều khách du lịch mong muốn ghé thăm 1 lần trong đời. Bởi, nơi đây là một địa điểm check in hoàn hảo dành cho những tín đồ thích sống ảo. Dù đứng ở bất kỳ vị trí nào trên cầu, bạn đều có thể thu được những khung ảnh triệu view. Bên cạnh đó, cầu Thị Nại cũng là con đường ngắn nhất để đến được những điểm du lịch nổi tiếng khác như Eo Gió, Cù Lao Xanh, Kỳ Co, Trung Lương,…

Không chỉ là địa điểm du lịch trong điểm, cầu Thị Nại còn là cầu nối mang lại giá trị kinh tế cho tỉnh nhà. Được xây dựng với những thông số kỹ thuật hiện đại giúp cầu Thị Nại có khả năng chịu được những xe công có trọng tải lớn, thút hút khai thác tối đa tiềm năng cảng biển. Đồng thời, là huyết mạch cầu nối với khu kinh tế Nhơn Hội nằm trên bán đảo Phương Mai, tạo điều kiện việc làm cho người dân 2 vùng thành phố Quy Nhơn và Nhơn Lý – Nhơn Hội.

Chính vì vậy, cầu Thị Nại là một biểu tưởng đẹp của người dân xử Nẫu như một cánh tay của người mẹ chở che cho những đưa con của 2 miền và cũng là chiếc chìa khóa mở ra một nền kinh tế mới cho tỉnh Bình Định.

4 lưu ý khi đi du lịch ở Đầm Thị Nại:

Để có một chuyến du lịch trải nghiệm đáng nhớ ở đầm Thị Nại, Quy Nhơn Review sẽ mách bạn một số những lưu ý sau:

  • Theo dõi thời tiết: Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng thuộc miền trung của dải đất hình chữ S. Thế nên điều kiện thời tiết ở những nơi đây khắc nghiệt hơn những vùng khác. Vì vậy, nếu chọn nơi đây là địa điểm du lịch mà bạn muốn đến thì bạn cần theo dõi thời tiết trước, không nên đi vào thời điểm mưa bão từ tháng 9 đến tháng 12.
  • Thời điểm check in sống ảo hoàn hảo: Tùy vào lịch trình di chuyển mà bạn có thể lựa chọn khung giờ phù hợp. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất để bạn sở hữu được những tâm hình đẹp là vào lúc bình mình và hoàng hôn chiều tà.
  • Đảm bảo an toàn bảo hộ: Đầm Thị Nại là địa điểm lý tưởng để bạn có thể trải nghiệm những hoạt động như chèo thuyền  kayak, tham quan đầm Thị Nại bằng ghe thuyền, lướt ván,… Thế nhưng bạn cần chú ý mặc đồ bảo hộ an toàn theo hướng dẫn, không nên tự ý trải nghiệm các hoạt động thể thao mạo hiểm dưới nước.
  • Giữ gìn vệ sinh chung: Đầm Thị Nại là vùng đất mới chưa được khai thác du lịch nhiều. Vậy nên các hoạt động vệ sinh môi trường chưa có quy định chặt chẽ mà chủ yếu từ ý thức của người dân và khách du lịch. Vì vậy, khi đến đây hãy cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi để đảm bảo tính mỹ quan môi trường.

Để có một Đầm Thị Nại đẹp đến nao lòng như ngày hôm nay, đầm đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm cùng những biến cố trong lịch sử mà vẫn giữ lại nét hoang sơ cho riêng mình. Đến Quách Tấn, một nhà thơ nổi tiếng cũng phải xúc động khi đứng trước đầm Thị Nại mà hồi tưởng về những ký ức lịch sử “Thị Nại xưa kia vũng chiến trường – Nổi chìm thế sự mấy triều vương…”, trích Nước non Bình Định. Ngày nay, nơi đây là điểm du ngoạn lý tưởng để tìm về 1 chút thi vị bình yên giữa cuộc sống bộn bề. Nếu có dịp đến với thành phố biển xinh đẹp Quy Nhơn, hãy 1 lần ghé thăm đầm Thị Nại để được thả hồn theo những cánh chim cò trắng, hòa vào dòng nước mát xanh thẳm tận hưởng mỹ vị của thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm

  • Cù Lao Xanh – Hòn ngọc biển quý giá của Quy Nhơn, Bình Định
  • Khám phá chùa Ông Núi – điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bình Định

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Tống Lê Ngọc Trâm 09/10/2023

Nhà thờ Làng Sông: Nơi khởi đầu của chữ quốc ngữ

Nhà thờ Làng Sông được biết đến là một trong những cơ sở in ấn góp phần xây dựng, phát triển chữ Quốc Ngữ cùng...

4.7/5 - (140 bình chọn)
Phạm Thị Thu Hằng 09/10/2023

Làng chài Nhơn Lý: Bức tranh thơ mộng bên bãi biển Quy Nhơn

Nhắc đến những địa danh du lịch thơ mộng tại Quy Nhơn người ta nhớ ngay đến cái tên Làng Chài Nhơn Lý "một thị...

4.8/5 - (75 bình chọn)
Sơn Tuyền 09/10/2023

Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử: Thi nhân tài hoa của vùng đất Quy Nhơn,...

Hàn Mặc Tử là một thi nhân tài năng gắn bó lâu dài với mảnh đất Quy Nhơn, Bình Định. Đến cả khi đau bệnh...

4.8/5 - (56 bình chọn)
Nhật Linh 10/10/2023

Tháp Bánh Ít: vẻ đẹp mang đậm kiến trúc Chăm Pa ở Bình Định

Nhắc đến quần thể kiến trúc người Chăm không thể không nhắc đến Tháp Bánh ít tọa lạc tại Bình Định. Kinh đô Vijaya của...

4.9/5 - (56 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng ký email để nhận tin mới nhất

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chỉnh Sách - Điều Khoản