Bình Định trong tôi
Reviewer Chân Thực

Thành Đồ Bàn: Chứng tích lịch sử 1000 năm tại An Nhơn, Bình Định

TX. An Nhơn 05/06/2024
5/5 - (2 bình chọn)
Banner ads

Thành Đồ Bàn là di tích lịch sử đáng tự hào của người dân Bình Định. Đây là nơi ghi lại những dấu ấn quan trọng của hai triều đại Chămpa và Tây Sơn. Tuy đã trải qua nhiều lần sửa chữa, nhưng Thành Đồ Bàn vẫn uy nghiêm đứng vững, chứng minh cho một thời lẫy lừng của vương quốc Chămpa thời bấy giờ.

Thành Đồ Bàn
Thành Đồ Bàn mang nét đẹp vẻ ngoài cổ kính theo dấu tích của năm tháng.

Lịch sử Thành Đồ Bàn

Thành Đồ Bàn ( hay còn gọi là thành Hoàng Đế) hiện nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định. Nơi đây được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1982. Nhờ mang nét đẹp vẻ ngoài cổ kính dấu tích của năm tháng, thành Đồ Bàn đã trở thành điểm du lịch được nhiều du khách ghé thăm.

Cuối thế kỷ thứ X – đầu thế kỷ XI, khi dời đô từ Quảng Nam về phía Nam, vương triều Champa đã quyết định chọn Đồ Bàn (thị xã An Nhơn hiện nay) làm kinh đô mới, do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan xây dựng. Văn bia Champa gọi là kinh đô Vijaya, sử Việt gọi là thành Chà Bàn, còn sau này gọi là thành Đồ Bàn.

Thành Đồ Bàn
Thành Đồ Bàn có lịch sử hơn 1000 năm, chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử.

Từ đó cho đến cuối thế kỷ 15, nơi đây đã trở thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa, tôn giáo, kinh tế phồn thịnh của vương quốc Champa. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phục Champa, sau đó đã sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt. Từ đó, thành Đồ Bàn không còn giữ được vai trò là kinh đô của vương quốc Champa.

Đến thế kỷ 18, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra, thành Đồ Bàn được Nguyễn Nhạc chọn làm đại bản doanh. Sau đó, cũng tại nơi đây, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Từ đây, thành Đồ Bàn chính thức mang tên thành Hoàng Đế và trở thành kinh đô của Hoàng Đế Thái Đức.

Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1805, nhà Nguyễn cho lập lăng Võ Tánh ngay trên nền điện Bát Giác của thành Hoàng Đế và dùng lầu Bát Giác làm nơi hương khói.

Đến năm 1815, nhà Nguyễn cho triệt hạ các cung điện của thành Hoàng Đế để xây thành mới, trừ lầu Bát Giác được sửa sang lại làm Đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

Đọc thêm: 5 Nhà thờ tại TP. Quy Nhơn đẹp, lớn nhất, kiến trúc độc đáo.

Kiến trúc đặc biệt của thành Đồ Bàn

Kinh thành có 3 lớp bao gồm: thành nội, thành ngoại và tử cấm thành. Thành được bao quanh bởi lũy đá vững vàng và ra vào phải đi qua bốn cổng có lính canh gác nghiêm ngặt.

  • Thành ngoại: Thành ngoại được xây dựng với chu vi 7.400m. Đây được xem là công trình có quy mô lớn nhất trong các thành cổ tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Hiện nay, phần còn lại của tường thành Đồ Bàn cao từ 3 – 6m. Trên mặt bờ thành phía Nam còn sót lại hai thanh đá cao 3m được cắm thẳng đứng.
  • Thành nội (Hoàng Thành): Thành được xây theo hình chữ nhật, với chu vi 1.600m, rộng 370m, dài 430m. Nơi đây được xây dựng bằng đá ong và đắp đất. Thành có 3 cửa Nam, Đông, Tây, cửa chính sẽ hướng về phía Nam. Trước cửa là hai tượng voi cái và đực. Hai pho tượng này được xem là một trong những pho tượng tròn có kích thước lớn nhất của người Chămpa còn sót lại cho đến ngày nay.
  • Tử Cấm Thành: Nơi đây cũng được xây dựng theo hình chữ nhật, chu vi 600m, dài 174m, rộng 126m. Cửa chính quay về hướng Nam nên còn được gọi là Nam Lâu. Tường thành được xây dựng từ đất và đá ong có độ dày 1,5m. Chiều cao lớn nhất của tường là khoảng 3m. Từ đây, bạn có thể bắt gặp ba bức tượng sư tử đá có niên đại từ thế kỷ XII. Thêm vào đó, ở đây còn có hai hồ bán nguyệt với kích thước dài 17m, rộng 10m và sâu 1,6m. Còn có lầu Bát Giác, lăng thờ hai viên quan nhà Nguyễn là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

Đọc thêm: 10 Địa điểm du lịch tại TP. Quy Nhơn nổi tiếng, đẹp nao lòng.

Di tích còn xót lại của thành Đồ Bàn

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, thành cổ Đồ Bàn chỉ còn một dãy gò sỏi đá cùng ngọn tháp Chàm Cánh Tiên. Xung quanh vẫn còn những gốc cổ thụ phủ rêu phong cùng với những bụi cây gai tạo nên không gian huyền bí. Những ao nước như Ao Liệt, Bàu Vệ,… là những điểm nhấn quan trọng, làm tôn lên vẻ đẹp tự nhiên.

Trong khu vực cổ thành, hầu hết các kiến trúc còn lại đều thuộc đời Nhà Nguyễn Gia Long. Nổi bật trong số đó là lăng mộ và đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

thành Đồ Bàn.
Hồ bán nguyệt trong thành Đồ Bàn.

Di vật cổ còn xót lại

Được biết, các di tích tại thành Đồ Bàn xưa còn lưu giữ lại rất ít dấu tích của vương triều người Chăm cũ. Một vài các hiện vật, cổ vật được tính đến thời điểm này có thể kể đến như: nghê đá, trụ cờ, cổng thành Đồ Bàn và đặc biệt là cặp sư tử đá đầy giá trị. Đôi sư tử này được chạm khắc theo phong cách nghệ thuật riêng của Bình Định vào khoảng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14. 

 thành Đồ Bàn.
Tượng voi đá tại thành Đồ Bàn.

Tuy đã hao mòn theo thời gian, nhưng nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn được lối đi được lát bằng đá hoa cương, cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn cùng với gò Thập Tháp phía bên cửa hậu. 

Những dấu vết của phong trào Tây Sơn

Phong trào Tây Sơn nổi lên lúc bấy giờ đã để lại cho kinh thành Đồ Bàn nhiều dấu tích lịch sử như các trụ cờ, cổng thành cũ hay là hai ngôi đền Võ Tánh và Ngô Tùng Châu thờ hai vị tướng nổi danh thời chúa Nguyễn. 

Thành Đồ Bàn
Di tích sư tử đá còn sót lại tại Thành Đồ Bàn.

Tháp Cánh Tiên mang đậm nét văn hoá Chăm Pa

Ngôi tháp này cao gần 20 mét, được xây dựng theo phong cách tháp điển hình của người Chăm Pa. Phía trên góc tháp có hình tượng rắn được làm bằng đá trắng cùng với nhiều tượng quái vật và voi đá.

thành Đồ Bàn.
Vẻ đẹp của Tháp Cánh Tiên trong thành Đồ Bàn.

Hiện nay, di tích Thành Hoàng Đế đang được các ngành chức năng và địa phương tại tỉnh Bình Định quan tâm đầu tư, tu bổ để bảo tồn và phát huy giá trị bảo vật quốc gia, đồng thời thu hút du khách trong và cả ngoài nước đến tham quan.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Sơn Tuyền 08/09/2024

Bảo tàng Quang Trung: ghi dấu lịch sử hào hùng đất võ Bình Định

Bảo tàng Quang Trung là di tích cho sự hào hùng của dân tộc, nơi ấn dấu cho chiến thắng vang dội của khởi nghĩa...

5/5 - (14 bình chọn)
Nhật Linh 31/10/2023

Tháp Bánh Ít: vẻ đẹp mang đậm kiến trúc Chăm Pa ở Bình Định

Nhắc đến quần thể kiến trúc người Chăm không thể không nhắc đến Tháp Bánh ít tọa lạc tại Bình Định. Kinh đô Vijaya của...

4.9/5 - (56 bình chọn)
Tống Lê Ngọc Trâm 06/06/2024

Suối nước nóng Hội Vân: Khu nghỉ dưỡng với nhiều trải nghiệm thú vị

Suối nước nóng Hội Vân là một trong những suối nước nóng tự nhiên nổi tiếng tại Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ có cơ...

5/5 - (3 bình chọn)
Nguyễn Huyền Ni 05/06/2024

Buổi tối ở Quy Nhơn đi đâu, ăn gì, chơi gì? Những điều đừng bỏ...

Eo Gió, Kỳ Co, Trung Lương, Hòn Khô,... chắc chắn là những địa điểm du lịch bung xõa hết sức tuyệt vời vào ban ngày...

5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo