Bình Định trong tôi
Người đi trong cõi sắc không. Hành trang chỉ chút nắng hồng trên vai...

Tháp Đôi Quy Nhơn: Di tích lịch sử mang đậm nét văn hoá Chăm Pa

TP. Quy Nhơn 09/10/2023
4.7/5 - (91 bình chọn)

Được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử còn sót lại của kiến trúc văn hóa Chăm Pa, Tháp Đôi Quy Nhơn với nét đẹp cổ kính và sự trường tồn qua bao nhiêu thế hệ đã trở thành biểu tượng tinh thần trong lòng của người dân nơi đây.

Tháp Đôi Quy Nhơn cùng những thăng trầm lịch sử

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử lâu đời, vùng đất Chăm Pa luôn được người dân ca ngợi với các công trình kiến trúc chùa tháp cổ tồn tại qua hàng nghìn năm. Theo các nhà nghiên cứu, Tháp Đôi hay còn có tên gọi khác là Tháp Hưng Thạnh, được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ XII – Đầu thế kỷ XIII.

Qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt mang tính lịch sử dưới triều đại thời kỳ nhà Lý của vua Lý Thánh Tông (Lý Anh Tông), thời kỳ nhà Trần vua Trần Nhân Tông và các cuộc chiến tranh giành độc lập tại Việt Nam, Tháp Đôi vào những thời điểm đó đã bị tàn phá nặng nề.

Hình ảnh Tháp Đôi do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Salles Firmin Andre chụp vào năm 1896

Trong giai đoạn từ năm 1990 – 1997 nhờ vào sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Ba Lan, các nhà khảo cổ, những nghệ nhân lành nghề đã thành công trong việc trùng tu và khôi phục lại các vị trí mà Tháp Đôi bị tàn phá.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu trong văn hóa xây dựng chùa tháp của người Chăm Pa các tháp được xây thường có mái hướng lên đầu nhọn và các cụm tháp thường được xây với 3 tòa tháp thờ 3 vị thần tối cao trong đạo Hindu là thần tạo hóa Brahma, thần bảo hộ Vishnu và thần hủy diệt Sihva. Có ý kiến cho rằng Tháp Đôi từ lúc xây dựng có phần mái hướng lên cao chóp nhọn và nghệ nhân không thể phục hồi lại được phần này.

Qua nhiều năm trở lại đây, Tháp Đôi được rất nhiều khách du lịch từ khắp mọi nơi ghé thăm và chiêm ngưỡng. Nhờ vào việc thường xuyên chăm sóc cảnh quan, khuôn viên Tháp Đôi hiện nay được phủ xanh với nhiều cây dừa, cây cau, dưới mặt đất được phủ xanh bởi cỏ xanh tạo cảm giác cổ kính, hoài niệm về không gian Chăm Pa xưa.

Công trình kiến trúc Tháp Đôi Quy Nhơn – đỉnh cao văn hóa Chăm Pa

Tọa lạc tại vị trí 2 mặt tiền đường Trần Hưng Đạo và đường Tháp Đôi, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Tháp Đôi nằm trong khuôn viên rộng khoảng 6.000 m2. Tháp Đôi được thiết kế với 2 tòa tháp có vị trí phía Bắc (tháp lớn cao 25 m) và phía Nam (tháp nhỏ cao 23 m).

Tháp Đôi được xây dựng từ gạch và đá vôi, xung quanh trang trí với các nhiều hình tượng hoa văn, con người, động vật, các vị thần được điêu khắc độc đáo mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng và lối sống sinh hoạt của người dân Chăm Pa.

Là một trong số 8 cụm tháp còn sót lại tại vùng miền Trung Việt Nam, Tháp Đôi được đánh giá là công trình mang thiết kế độc đáo khi hầu hết các cụm Tháp khác tại khu vực miền Trung đều được xây dựng với phần mái nhọn còn Tháp Đôi lại có phần mái (đầu) vuông.

Tháp Đôi Công trình kiến trúc thời đỉnh cao văn hóa Chăm Pa
Tháp Đôi với chất liệu gạch, đá vôi vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính qua nhiều năm.

Được biết, phần mái và phần thân của Tháp lớn được thiết kế vô cùng tinh xảo mang trong mình hai phong cách nghệ thuật Khmer thời Angcovat và Bayon. Với nhiều chi tiết điêu khắc tạo bố cục cân xứng liền mạch độc đáo, tại tháp lớn phần diềm mái có các hình ảnh 21 cô gái nhảy múa được chạm khắc sống động, hai bên là hai bức phù điêu voi đối xứng, phần giữa ngăn cách mái với thân tháp được điêu khắc với những hình ảnh các vị thần theo tín ngưỡng Chăm Pa thời xưa. Dưới chân Tháp lớn là các khối đá nguyên khối tạo phần đế vững chắc, đứng vững qua thời gian.

Những hình vẽ điêu khắc đã có phần mờ nhạt đi sau nhiều cuộc chiến để lại.

Tại Tháp nhỏ phần mái không được điêu khắc như tháp lớn, phần diềm mái tại Tháp nhỏ có hình 13 con hưu, phần chân Tháp nhỏ được sắp xếp các khối đá chồng lên nhau tạo lối kiến trúc độc đáo giúp ngôi tháp đứng vững qua hàng nghìn năm. Tại 4 góc diềm mái của hai tòa Tháp đều có hình tượng vị chim thần Garuda, hình tượng các vị thần mình người đầu voi, vị thần có 6 đến 8 tay,… là biểu tượng tâm linh trong văn hóa tín ngưỡng người dân Chăm Pa.

Bên trong tòa tháp lớn có thờ Linga (đại diện cho phần dương) và Yoni (đại diện cho phần âm) thể hiện sự hòa hợp, sung túc trong đời sống cũng như là quy luật vận hành của vũ trụ nằm trong tư duy tín ngưỡng văn hóa phồn thực tại Ấn Độ. Hình ảnh Linga và Yoni được thờ rất nhiều trong các ngôi tháp Ấn Độ giáo, đây được xem là biểu tượng thịnh vượng cũng sự tự do trong văn hóa thờ cúng của người Chăm Pa thời xưa.

Tháp Đôi Công trình kiến trúc thời đỉnh cao văn hóa Chăm Pa
Hình ảnh Linga và Yoni trong Tháp Đôi đại diện cho tín ngưỡng văn hóa phồn thực tại Ấn Độ.

Tháp Đôi Quy Nhơn gây ấn tượng với du khách qua màu gạch đỏ cũng như tổng quan thiết kế. Du khách đến đây có thể dễ dàng nhìn ra được sự xắp xếp các khối gạch tại hai tòa Tháp rất đều và tỉ mỉ, các chi tiết điêu khắc đều được bố trí cân xứng, các bức phù điêu có màu xám trắng, các khối gạch trắng ở phần diềm mái tháp lớn làm điểm nhấn tạo cảm giác rất thu hút đối với người xem.

Tháp Đôi Quy Nhơn được đánh giá là một trong những tòa tháp đẹp nhất còn sót lại tại miền Trung Việt Nam, ngoài tháp đôi còn có Tháp Bà Ponaga tại Nha Trang, Tháp Bánh Ít Bình Định, Tháp Poshanư Bình Thuận, Tháp Nhạn Phú Yên, Tháp Chàm ở Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Po Klong Garai Ninh Thuận.

Tháp Đôi – Biểu tượng tinh thần của người dân Quy Nhơn

Với hình ảnh hai ngôi tháp cao vút, đứng vững qua năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng, Tháp Đôi từ lâu đã trở thành một biểu tượng tinh thần mang tính thời đại trong lòng người dân sinh sống tại thành phố Quy Nhơn.

Đánh dấu sự phát triển của thành phố Quy Nhơn không thể không nhắc đến Tháp Đôi, một nền văn hóa cổ kính, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của người Chăm Pa thể hiện qua vẻ đẹp tiêu biểu từ kiến trúc cho đến lối sống sinh hoạt, tín ngưỡng thờ cúng,…

Tháp Đôi - Biểu tượng tinh thần của người dân Quy Nhơn
Tháp Đôi Quy Nhơn nền văn hóa cổ, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của người Chăm Pa

Cuộc sống của con người thành phố Quy Nhơn gắn liền với biển cả và núi non, thách thức về thời tiết cũng như môi trường ở đây là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, người Chăm Pa xưa đã cho chúng ta thấy sự sáng tạo và khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trong việc xây dựng những tòa tháp đứng vững suốt hàng nghìn năm. Bên cạnh đó, Tháp Đôi còn được các nghệ nhân Chăm Pa xưa thổi vào bên trong kiến trúc linh hồn văn hóa, tín ngưỡng của cả dân tộc.

Tòa Tháp Đôi Quy Nhơn không chỉ là biểu tượng của kiến trúc tôn giáo mà còn là một phần quang trọng biểu thị sự đoàn kết mạnh mẽ của người Chăm Pa. Bằng cách bảo tồn công trình Tháp Đôi cũng phần nào cho sự tôn trọng của người dân Quy Nhơn đối với người Chăm Pa xưa qua đó thể hiện sự đoàn kết gìn giữ nét Văn hóa Cổ của người dân Quy Nhơn, qua nhiều giai đoạn bị tàn phá bởi chiến tranh.

Tháp Đôi - Biểu tượng tinh thần của người dân Quy Nhơn
Đêm hội Tháp Đôi do Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao TP. Quy Nhơn tổ chức.

Những người dân Quy Nhơn, Bình Định từ lâu đã sinh sống và giao lưu văn hóa với nhiều đồng bào Chăm, Bana, H’rê, đâu đó nét văn hóa Chăm Pa vẫn còn lưu giữ trong các điệu nhảy, những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật trong đời sống của người dân nơi đây. Tại Tháp Đôi những buổi lễ hội thường có sự góp mặt bởi các điệu múa Apsara Chăm Pa như gợi nhớ lại một thời kỳ lịch sử huy hoàng của vùng đất Chăm Pa.

Sự đa dạng văn hóa và di sản lịch sử mà Chăm Pa để lại cho người dân tại thành phố Quy Nhơn là vô cùng to lớn. Những câu chuyện về Chăm Pa, những con người từng sống tại vùng đất này và những điệu múa sẽ được người dân Quy Nhơn tiếp nối và lưu truyền cho nhiều thế hệ mai sau khi nhắc về di tích lịch sử Tháp Đôi.

Tháp Đôi địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng tại Quy Nhơn

Được bảo tồn trong nhiều năm qua, Tháp đôi thu hút được lượng khách du lịch rất lớn đến đây tham quan, điều này đã góp phần đóng góp thêm nguồn kinh tế du lịch cho thành phố Quy Nhơn. Qua đó ngày càng thúc đẩy kế hoạch xây dựng và phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

Di tích lịch sử Tháp Đôi cũng thu hút được rất nhiều khách du lịch là người nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu về nền văn hóa người Việt, cũng như hiểu thêm vế sự giao thoa văn hóa của các triều đại, vương quốc xưa và nay,…

Du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích các ngày hội văn hóa và văn nghệ được tổ chức với các điệu múa, trò chơi dân gian, ca hát Chèo, Tuồng,… Nắm bắt được nhu cầu đó UBND tỉnh Bình Định đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên tổ chức các buổi lễ hội tại Tháp Đôi nhằm kích cầu du lịch cũng như giới thiệu đến du khách các địa điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

Tháp Đôi địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng tại Quy Nhơn
Đồng Chí Huỳnh Văn Lợi – Phát biểu tại buổi giao lưu biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm tại Tháp Đôi và Tháp Bánh Ít

Tại Tháp Đôi Quy Nhơn thời điểm thu hút khách du lịch đông nhất là vào những dịp lễ tết như: Ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4, ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày lễ Quốc Khánh 2/9 và nhiều ngày lễ khác trong năm. Khách du lịch cũng hay ghé thăm Tháp Đôi vào những dịp cuối tuần và vào những  thời điểm tổ chức các sự kiện lễ hội tại Quy Nhơn.

Đặc trưng khí hậu vùng miền tại thành phố biển Quy Nhơn thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ chia thành hai mùa là mùa nắng và mùa mưa, mùa nắng bắt đầu từ khoảng tháng 3 đến tháng 9 và mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 10 đến 2 dương lịch. Từ tháng 3 đến tháng 9 được xem là thời điểm khí hậu thích hợp để du khách dừng chân tại Quy Nhơn.

Tháp Đôi địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng tại Quy Nhơn
Tháp Đôi Quy Nhơn thu hút khách du lịch đến tham quan

Khách du lịch tham quan Tháp Đôi chỉ mất khoảng 25.000 VNĐ đến 30.000 VNĐ, trong đó tiền mua vé tham quan mất 20.000 và tiền gửi xe (nếu khách hàng di chuyển bẳng phương tiện các nhân) mất khoảng 5.000 VNĐ – 10.000 VNĐ. Di tích lịch sử Tháp Đôi Quy Nhơn mở cửa trong khung giờ từ 7h00 – 11h30 (sáng) và 13h30 – 5h00 (chiều).

Sau khi đến Tháp Đôi Quy Nhơn khách du lịch còn có thể ghé qua Tháp Bánh Ít cách đó khoảng 14 km, nằm trên đỉnh núi sừng sững tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định Tháp Bánh Ít chắc chắn sẽ làm du khách choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ vĩ nơi đây.

Địa điểm Tháp Đôi Quy Nhơn là một trong những điểm đến lý tưởng giúp khách du lịch có cơ hội khám phá và tìm hiểu bề dày lịch sử vùng đất qua hàng nghìn năm. Đến nơi đây khách du lịch không chỉ cảm nhận được sự độc đảo của công trình kiến trúc Tháp Đôi mà còn cảm nhận được sự phồn hoa một thời của vương quốc Chăm Pa cổ xưa.

Tất cả những nét văn hóa và công trình mà người Chăm Pa để lại là những nét đẹp trân quý mà người dân tại thành phố Quy Nhơn luôn gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay.

Quy Nhơn Review cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết tiếp theo nha!.

Có thể bạn quan tâm

  • Khám phá chùa Ông Núi – điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bình Định
  • Cù Lao Xanh – Hòn ngọc biển quý giá của Quy Nhơn, Bình Định
  • Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử: Thi nhân tài hoa của vùng đất Quy Nhơn, Bình Định

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Nguyễn Tấn Đạt 06/10/2023

Khám phá chùa Ông Núi: điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bình Định

Đến với Bình Định, vùng đất du lịch này du khách không thể bỏ qua trải nghiệm độc đáo thăm quan Chùa Ông Núi một...

4.7/5 - (62 bình chọn)
Minh Hoàng 07/10/2023

Cù Lao Xanh: Hòn ngọc biển quý giá của Quy Nhơn, Bình Định

Chắc hẳn bạn từng nghe qua câu nói: "Bình Định có núi Vọng Phu. Có Đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh". Bởi lẽ, Cù...

4.6/5 - (91 bình chọn)
Phan Đỗ Gia Thư 07/10/2023

Hòn Khô điểm đến mang vẻ đẹp hoang sơ, hấp dẫn

Hòn Khô là một hòn đảo xinh đẹp và là điểm du lịch nổi tiếng thuộc thành phố Quy Nhơn. Nơi đây mang vẻ đẹp...

4.8/5 - (51 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng ký email để nhận tin mới nhất

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chỉnh Sách - Điều Khoản