Bình Định trong tôi
Quy Nhơn trong tôi

Chiếu cói Hoài Nhơn – Làng nghề truyền thống hơn 300 năm

TX. Hoài Nhơn 15/06/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Bình Định là nơi quy tụ nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá, bánh tráng Trường Cửu hay nón ngựa Phú Gia thì Dệt chiếu cói cũng là một trong những ngành nghề đã xuất hiện hàng trăm năm trên miền Đất Võ. 

Nét đẹp về làng nghề chiếu cói hơn 300 năm tuổi ở Huyện Hoài Nhơn

Làng nghề chiếu cói xuất hiện tại Hoài Châu Bắc thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã hơn trăm năm trước. Trải qua bao mua dãi nắng dầm sương, có thể nói dệt chiếu cói là một trong những ngành nghề truyền thống của người dân vùng đất Võ và được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định công nhận.

Hầu hết, những người dân sống gắn bó với nghề trồng và dệt chiếu cói đều là các hộ gia đình được truyền từ đời này sang đời khác. Một số thôn tại TX. Hoài Nhơn vẫn đang giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống này phải kể đến như: thôn Chương Hòa, thôn Gia An Đông và thôn Quy Thuận.

Chiếu cói Hoài Nhơn
Làng nghề chiếu cói ở Thị xã Hoài Nhơn đã có tuổi đơn hơn 300 năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, sản phẩm chiếu cói đến từng làng nghề truyền thống của thị xã Hoài Nhơn đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là những tỉnh ở khu vực duyên hải miền Trung. Nó không chỉ phục vụ sinh hoạt đời sống của con người mà còn mang nhiều giá trị đẹp về sức lao động của người dân nơi đây.

Những điều có thể bạn chưa biết về làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn có điều gì đặc sắc và thú vị mà lại được luôn giữ lâu năm như vậy. Hãy cùng Quy Nhơn Review khám phá ngay trong bài viết dưới đây:

Chất liệu từ thiên nhiên

Chiếu được làm từ chất liệu sợi cói thiên nhiên. Để có được một thành phẩm chiếu bền đẹp, người dân ở làng nghề Hoài Nhơn đã cất công trồng nên những cánh đồng Cói bạc ngàn mà người dân còn thường hay gọi với tên thân thương khác đó là cây Lác.

Cánh đồng cói
Cánh đồng cói xanh ngát, bạt ngàn ở TX. Hoài Nhơn khi chuẩn bị vào mùa thu hoạch.

Thân cây cói khi còn tươi tốt rất mềm và xốp, thường mọc hoang dại ở những vùng đồng ruộng nhiễm phèn chua hay đầm lầy. Tuy nhiên, người dân Hoài Nhơn đã tận tâm trồng và chăm sóc diện rộng tạo nên một cánh đồng cói bạt ngàn, xanh mơn mởn. Nếu bạn có dịp ghé qua TX. Hoài Nhơn vào dịp tháng 3 – 4 hoặc 7 – 9, dọc trên quốc lộ 19, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng cói bất tận tựa như tấm lụa xanh mướt, lả lướt trước gió.

Vì thời tiết ở miền Trung nắng mưa đều rất khắc nghiệt nên một năm thường chỉ trồng và thu hoạch được từ 1 đến 2 vụ. Đặc biệt, mùa thu hoạch cói thường gắn liền với cái nắng gay gắt của xứ Nẫu nên người dân rất vất vả để đem về những sản phẩm sợi cói có chất lượng tốt, dẻo sai, bền chặt.

Thu hoạch cói
Hình ảnh người dân đang nô nức thu hoạt cói để làm chiếu.

Cói (hay còn gọi là Lác) sau khi thu hoạch sẽ được đem đỉ chẻ sơi nhỏ, phơi đến độ khô nhất định để đi đến những công đoạn tiếp theo như nhuộm và dệt. Để sợi được phơi khô trong thời gian nhanh nhất, người dân thường trải dọc theo lề đường hoặc đồng ruộng đã thu hoạch.

Dưới ánh nắng chói chang của miền Trung, sợi cói sẽ khu rất nhanh và được người dân thu gom lại. Đặc biệt, sợi cói khi phơi tuyệt đối không được để dính nước hoặc quá khô, bởi nó ảnh hưởng đến độ bền khi sử dụng nên người dân vô cùng cẩn thận.

Sản xuất thủ công 100% từ những người thợ chuyên nghiệp

Sản phẩm chiếu cói Hoài Nhơn từ lâu đã nổi tiếng về chất lượng, độ óng mượt, deo dai và đa dạng. Xét về kích thước và hoạt tiết, chiếu cói đã phần thành bốn loại khổ rộng, khổ hẹp, chiếu hoa và chiếu trơn. Tuy nhiên mỗi một sản phẩm đều không chỉ phụ thuộc vào chất liệu mà còn ở đôi tay lành nghề và tỉ mỉ của những người thợ.

  • Chiếu trơn: được dệt bằng chất liệu cói trắng đơn sơ mộc mạc nên cách làm cũng đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên, chiếu thành phẩm không có tính thẩm mỹ cao nên cũng thường không được ưa chuộng bằng những loại chiếu hoa.
  • Chiếu hoa: ở làng nghề Hoài Nhơn vô cùng đa dạng, được các thợ khéo léo sáng tạo mang lại những nét độc đáo riêng. Điển hình như chiếu hoa râm, chiếu rằng, chiếu long phụng, chiếu gấm, chiếu con cờ, chiếu vảy ốc.

Đặc biệt, có một loại chiếu từng đạt giải thưởng lớn tại Hội chợ toàn quốc vào năm 1986 đó chính là chiếu cổ lồi có hoa văn nổi.

Để làm nên được một bố chiếu hoa đẹp, cần phải có nhiều sợi cói với đa sắc màu được các thợ nhà ngờ tỉ mỉ hợp thành sao cho tạo ra một mảng hoa văn đầy tính nghệ thuật và mãn nhãn thu hút người mua. Các sợi cói được người thợ nấu màu và nhúng đều từng bó theo đủ nhiệt lẫn thời gian để các sợi lên màu đều, chuẩn đẹp rồi lại mang đi phơi khô lần nữa mới bắt đầu tiến hành dệt.

Nhuộm cói làm chiếu
Từng bó cói lớn và dài được nhuộm thành nhiều màu khác nhau.

Vậy mới thầy sự kỳ công và điêu luyện của những nghệ nhân của làng, bởi việc từng sợ cói màu theo những khuôn mẫu, hoa văn là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn đã từng nhìn thấy chiếu cói ở làng nghề Hoài Nhơn, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp với họa tiết và chữ được dệt trên chiếu vô cùng tỉ mỉ và sắc sảo. Thông thường chiếu cói sẽ có chữ “song hỷ” hoặc “trăm năm hạnh phúc”. Ngoài ra, ở bốn góc còn đều dệt hình hoa văn lớn hoặc hình tứ linh để thêm phần đồng điệu.

Dệt chiếu cói
Từng chiếc chiếu cói được các nghệ nhân lành nghề dệt bằng thủ công vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ.

Trước đây, nghề diệt chiếu hoàn toàn được làm bằng thủ công bằng tay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ vào sự giúp đỡ của cơ quan địa phương và điều kiện kinh tế của người dân cũng khá hơn nên đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị để tăng sản lượng. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình có thể tạo ra từ 10 đến 15 chiếc chiều mỗi ngày bằng máy và mất khoảng gần 60 phút cho một sản phẩm.

Chính vì vậy đã giúp cho đời sống người dân ngày càng nâng cao hơn cũng như có thể đưa sản phẩm mỹ nghệ cổ truyền của làng nghề phổ biến rộng rãi trên cả nước. Bên cạnh nghề dệt chiếu cói, cũng từ chất liệu ấy, người dân còn sáng tạo thêm nhiều sản phẩm khác như đệm chà chân, mũ, túi xanh vô cùng độc đáo và đẹp.

Giá trị của chiếc chiếu cói đối với người dân Bình Định

Ở xã Hoài Châu Bắc thuộc thị xã Hoài Nhơn hiện đang có 5 thôn bao gồm: Gia An Nam, Quy Thuận, Gia An, Gia An Đông và Chương Hòa với hơn 1.500 hộ dân vẫn còn đang duy trì nghề làm chiếu cói.

Hiện nay, trên thị trường mỗi chiếc chiếu cói giá giá dao động từ 80 đến 150 nghìn đồng tùy vào kích cỡ, họa tiết. Nhờ nhận được nhiều sự quan tâm và ủng hộ từ mọi người trong những năm qua đã giúp làng nghề dệt chiếu cói tại Hoài Nhơn ngày càng phát triển và giải quyết bài toán thu nhập cho hàng trăm người dân nơi đây để họ cải thiện chất lượng cuộc sống và duy trì bám trụ với nghề.

Giá trị văn hóa tinh thần của chiếu cói
Chiếu cói có giá trị văn hóa và là niềm tự hào của người dân Tx. Hoài Nhơn nói riêng, tỉnh Bình Định nói chung.

Hơn nữa, đối với người dân Bình Định, dệt chiếu cói không chỉ là một cái nghề để nuôi sống bao thế hệ mà nó còn mang nhiều giá trị về văn hóa truyền thống cũng như là sản phẩm đặc trưng và niềm tự hòa của con người xứ đất võ.

Không chỉ được người dân nội địa ưa chuộng, các sản phẩm chiếu cói của làng nghề Hoài Nhơn hiện đang dần được xuất khẩu sang những thị trường nước ngoài như các nước Đông Nam Á và khu vực Đông Âu.


Làng nghề dệt chiếu cói Hoài Nhơn là một trong những địa điểm mang nhiều nét đẹp cũng như giá trị tinh hoa truyền thống của ông cha ta để lại. Đặc biệt, chiếc chiếu cói mang rất nhiều công dụng tiện ích và không thể thiếu đối với mỗi nhà. Nếu có dịp ghé đến Bình Định, bạn nhất định phải thử tham quan và trải nghiệm làng nghề truyền thống này, hứa hẹn sẽ không làm bạn phải thất vọng.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Tống Lê Ngọc Trâm 12/06/2024

Chèo Sup Nhơn Lý: Những điều bạn chưa biết

Chèo Sup Nhơn Lý là hoạt động trải nghiệm thú vị và thư giãn được nhiều khách du lịch lựa chọn khi đến thành phố...

5/5 - (2 bình chọn)
Hà Quốc Tấn 11/06/2024

Nem Chợ Huyện: Món ngon đặc sản của quê hương Bình Định

Chỉ cần nhắc đến Nem Chợ Huyện đã gợi nhớ về quê hương miền đất võ Bình Định. Giữa nhiều món ăn đặc sản tại...

5/5 - (4 bình chọn)
Minh Hoàng 15/06/2024

Khu du lịch sinh thái Hầm Hô: Thông tin dịch vụ, giá vé 2024

Từ lâu, khu du lịch sinh thái Hầm Hô đã trở thành địa điểm du lịch thiên nhiên lý thú, hấp dẫn đông đảo du...

5/5 - (2 bình chọn)
Hà Quốc Tấn 18/06/2024

Làng phong Quy Hoà: Vẻ đẹp bình yên bên bãi biển

Những ai là người con của Bình Định chắc đã một lần nghe đến Làng phong Quy Hoà, nơi gắn liền với tên tuổi của...

5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo