Bình Định trong tôi
Reviewer Chân Thực

Tháp Dương Long: Dấu ấn văn hóa Chămpa

Huyện Tây Sơn 17/06/2024
5/5 - (1 bình chọn)
Banner ads

Tháp Dương Long gây ấn tượng với vẻ đẹp cổ kính của mình. Mặc dù đã bị phá hủy một phần trong quá trình thời gian, nhưng công trình này vẫn giữ lại được giá trị đặc biệt. Nơi đây là điểm đến thu hút du khách nhờ vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và là nơi để chúng ta hiểu thêm về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Tháp Dương Long
Tháp Dương Long gây ấn tượng mạnh với du khách nhờ vẻ đẹp cổ kính của mình.

Giới thiệu về Tháp Dương Long.

Tháp Dương Long có vị trí nằm ở giữa 2 thôn An Chánh và Vân Tường, H. Tây Sơn. Vì vậy, ngoài tên gọi là Dương Long thì tháp này còn có các tên gọi khác nhau như: Tháp Bình An, tháp Vân Trường, tháp An Chánh.

Các cụm tháp này được xây dựng để thờ các vị thần trong đạo Balamon, gồm 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo đó là Brahma, Vishnu, Shiva cùng các vị vua có công với đất nước.

Tháp có kích thước và hình dáng đặc biệt hơn so với các ngôi tháp Chăm Pa khác. Nơi đây được xem là sự kết hợp của kiến trúc Chăm Bình Định và Khmer, được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật xây tháp gạch của người Chăm và kỹ thuật lắp ghép, tạo tác trên đá của người Khmer đã tạo nên một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc nổi bật.

 Giá vé và thời gian mở cửa tháp Dương Long

  • Giá vé: 15.000 VNĐ/người
  • Giờ mở cửa: Từ 7:00 – 18:00

Tham khảo thêm: 3 Công ty xây dựng nhà ở trọn gói tại H. Tây Sơn uy tín, chuyên nghiệp.

Lịch sử về Tháp Dương Long.

Tháp Dương Long là công trình kiến trúc Chăm có lịch sử lâu đời tại Bình Định. Theo các nhà nghiên cứu, Kiến trúc Champa đã tồn tại trong 9 thế kỷ, giai đoạn xây dựng tháp Long Dương diễn ra vào thế kỷ XII – XIII được xem là thời kỳ đỉnh cao của văn hoá Champa.

Giai đoạn xây dựng này, phản ánh rõ nét thời kỳ Vijaya bằng các đặc điểm kiến trúc và vị trí xây dựng. Ở giai đoạn này, người dân có xu hướng di chuyển vị trí xây dựng từ đồng bằng lên các đồi cao và lối kiến trúc từ trang nhã sang mạnh mẽ. Đặc điểm này phản ánh sự phát triển của văn hóa Champa và xã hội trong thời kỳ Vijaya.

Với hơn 8 thế kỷ tồn tại, tháp mang trong mình những giá trị lịch sử quan trọng. Với những giá trị rõ nét về văn hoá và lịch sử, nơi này được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 1980 và đặc biệt được Thủ tướng Chính Phủ trao tặng di tích quốc gia năm 2015.

Kiến trúc độc đáo của tháp Dương Long

Tháp Dương Long tuân thủ chặt chẽ về bố cục và chức năng của nghệ thuật tạo hình Champa như một đền thờ, được trang trí bằng các cột ốp, khung cửa, bố cục hướng tâm rõ nét. Thiết kế hướng tâm giúp rõ nét hơn, nhờ mặt bằng được tạo nên từ các cột ốp giật vuông góc liên tục về phía cửa tháp gần như nội tiếp trong một đường tròn.

Ba cụm tháp chính

Tháp Dương Long là quần thể kiến trúc bao gồm ba ngôi tháp được sắp xếp theo các hướng Bắc, Nam. Tháp Nam cao 33m, tháp giữa 39m và tháp Bắc  32m. Nơi đây được xem là chùa gạch cao nhất ở Đông Nam Á.

  • Tháp NamTháp Dương Long cao khoảng 33m, chân đế của tháp có hình bình đồ vuông rộng 14. Tường của tháp được xây theo lối bẻ góc dần về phía cửa, vách tường trơn phẳng không có khung giữa và các đường gờ. Phía trên, có gờ lượn loe dần ra để đỡ lấy phần mái. Bộ diềm mái bao gồm hai dải đá, diềm chính được trang trí với một dải hình đầu voi và mình sư tử, phía dưới gờ lượn có các chấm tròn nổi kết thành dải trang trí… Khung cửa chính được làm bằng đá sa thạch, mái của tháp được tạo thành từ bốn tầng mái, mỗi tầng có ô khám trên bốn mặt. Phía trên là vòm trang trí được làm bằng đá.
  • Tháp Bắc: đây là phần tháp hư hại nặng nhất, có chiều cao khoảng 32m,  có kích thước và hình dáng tương đối giống tháp Nam. Trên viền những khối đá được sử dụng để ngăn cách phần thân và chân đế, có hình sư tử và voi được chạm khắc và nối liền với nhau.
  • Tháp Giữa: tháp này có chiều cao nổi trội hơn đáng kể so với hai tòa tháp còn lại. Nhưng, họa tiết trang trí không được thực hiện tỉ mỉ như hai tòa tháp bên cạnh. Quanh các mặt tường, có các trụ ốp, mỗi mặt tường có tổng cộng 7 trụ. Đầu của các trụ hơi được gắn với những khối đá, tạo thành nhiều băng giật cấp. Chân đế được ốp kín bằng những khối đá sa thạch và có hình vuông.
Tháp Dương Long
Tháp Dương Long là quần thể kiến trúc bao gồm ba ngôi tháp được sắp xếp theo các hướng Bắc-Nam.

2 công trình mở ở phía Tây.

Sau các hoạt động khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm 2 công trình kiến trúc khác cũng thuộc quần thể di tích của tháp Dương Long. Nằm ở phía Tây, hai công trình này cũng được xây bằng gạch.

Công trình thứ nhất có hình vuông, trục chính đi qua giữa tháp Nam và tháp Giữa. Công trình thứ hai tương tự cũng có hình vuông nhưng kích thước lớn hơn, với trục chính hướng vào giữa tháp Bắc và tháp Giữa.

Vẫn chưa có nhiều thông tin khác về hai công trình này. Nhưng với kiến trúc độc đáo, có thể thấy quần thể tháp vô cùng hùng vĩ và ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Nếu mọi người đến đây, nhất định hãy ghé đến tham quan.

Tham khảo thêm: 10 Địa điểm du lịch tại TP. Quy Nhơn nổi tiếng, đẹp nao lòng.

Các giá trị điêu khắc có giá trị.

Nơi đây sở hữu nhiều bức phù điêu có giá trị phải kể đến khối đá chạm trổ đặt rải rác khắp khuôn viên. Điểm đặc biệt là thiết kế tháp Dương Long là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc Khmer và kiến trúc tháp Champa. Hàng nghìn khối đá sa thạch được trang trí với nhiều hình dạng và chủ đề khác nhau như các loại hoa lá, hình ảnh những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loài thú như chim thần Garuda, voi, rắn, khỉ, Gajasimha, Kala, thủy quái Makara…

Tháp Dương Long
Tháp Dương Long sở hữu nhiều bức phù điêu có giá trị.

Điểm đặc biệt của tháp Dương Long.

  • Hình dáng: tháp Dương Long được xây dựng với thiết kế phần mặt đáy vuông như các tháp Chăm truyền thống, nhưng phần thân được bẻ góc nhỏ dần về phía cửa, tạo nên hình dáng búp độc đáo và mới mẻ. Đỉnh tháp có nhiều tầng thu nhỏ dần lên và kết thúc là một đỉnh hoa sen.
  • Vật liệu xây dựng: Tháp sử dụng vật liệu xây dựng chính là gạch, đá mà không một ngôi tháp Chăm nào có được. Đây là một trong những nét độc đáo, làm nên vẻ đẹp thu hút giúp nơi này thêm nổi bật.
  • Nghệ thuật điêu khắc: Sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ kiến trúc Khmer là đặc điểm nổi bật của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc cho tháp. Ngay từ thời gian đầu của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu cho rằng phần hình dáng, cấu trúc và các hoạ tiết trang trí trên tháp Dương Long có phần tương đối giống với kiểu kiến trúc Khmer. Dựa vào những họa tiết trang trí, từ đó các nhà nghiên cứu xác định niên đại của tháp Dương Long vào khoảng thế kỷ XII – XIII. 
  • Chức năng tôn giáo: Chức năng tôn giáo thường được thể hiện rõ qua việc thờ ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo đó là Brahma, Vishnu và Shiva. Như thường lệ, những khu tháp có ba tháp song song và mỗi tháp sẽ được dành riêng để thờ một vị thần. Tháp Bắc thường được dành để thờ thần Brahma, tháp Nam dành để thờ thần Vishnu và tháp Giữa dành để thờ thần Shiva.
 tháp Dương Long.
Sơ đồ mặt đứng 3 tháp chính của tháp Dương Long.

5 Lưu ý khi tham quan tháp Dương Long

Khi đến tham quan di tích tháp Dương Long, bạn cần cân nhắc một số lưu ý sau:

  • Không đem vũ khí, chất nổ, vật dụng dễ cháy nổ hoặc gây ô nhiễm môi trường vào khu di tích.
  • Không chặt phá cây cối, lấy đất hoặc cướp các tài sản khác thuộc về di tích.
  • Không làm hư hỏng, viết, vứt rác hay các hoạt động gây ảnh hưởng đến cảnh quan của khu di tích.
  • Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan tại khu di tích.
  • Khi đến tham quan, bạn vui lòng liên hệ với ban quản lý để được hướng dẫn và thông tin cần thiết.

Mang trong mình vẻ đẹp lịch sử – văn hoá của một triều đại, tháp Dương Long là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến vùng đất võ Bình Định. Hãy đến nơi đây, chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc độc đáo và đắm chìm vào không gian cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng hùng vĩ với bạt ngàn núi rừng bao quanh.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Hà Quốc Tấn 10/06/2024

Con đường đá xanh Nhơn Lý: Điểm check-in sống ảo tuyệt đẹp

Cùng với sự phát triển của du lịch địa phương, trong những năm gần đây Con đường đá xanh Nhơn Lý đã thu hút rất...

5/5 - (3 bình chọn)
Minh Hoàng 23/06/2024

Bánh Ít lá gai Bình Định: Đặc sản nổi tiếng và những điều bạn chưa...

Bên cạnh rượu Bàu đá, nem Chợ Huyện,... thì bánh Ít lá gai Bình Định cũng là một món ăn đặc sản mà du khách...

5/5 - (1 bình chọn)
Tống Lê Ngọc Trâm 10/06/2024

Chợ Đêm Quy Nhơn có gì? Những trải nghiệm bạn đừng bỏ lỡ

Chợ đêm Quy Nhơn là địa điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố biển xinh đẹp. Với sự đa...

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Huyền Ni 12/06/2024

Con đường đi bộ ven biển Eo Gió: địa điểm check in hot nhất hè...

Con đường đi bộ ven biển Eo Gió hiện đang là một trong những địa điểm hot và nổi tiếng, hút nhiều lượt khách du...

5/5 - (1 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản