Bình Định trong tôi
Quy Nhơn bạn và tôi.

Hát Bội: di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Bình Định

Huyện Tuy Phước 21/08/2024
5/5 - (2 bình chọn)
Banner ads

Được công nhận là 1 trong 4 di sản văn hóa cấp quốc gia của tỉnh Bình Định, Hát Bội đang được địa phương ưu tiên bảo tồn, gìn giữ & phát triển hơn nữa để Hát Bội xứng tầm là văn hóa phi vật thể của Quốc Gia.

Hát bội bình định di sản phi văn hóa cấp quốc gia
Nhân vật thể hiện sự oai phong trong một vở diễn Hát Bội

Hát bội – nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định

Hát bội là một trong bốn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Bình Định (tính đến thời điểm biên tập: 21/08/2024), nơi được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật hát tuổng cổ.

Nghệ thuật Hát Bội có từ thời Trần (1226 – 1399), thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. “Hát Bội” là lối hát có tám sân khấu đấu lưng nhau với các kép, nghệ sĩ tạo thành sân khấu tám mặt, hát chung một tuồng (vở) cùng lúc. Hướng Tây Bắc (thuộc cung Càn, tượng trưng cho Trời) dành cho vua, hoàng thân quốc thích và các quan đại thần thưởng lãm; các cửa sân khấu khác dành cho các hạng tuỳ tùng theo thứ bậc, phẩm hàm và cho thứ dân ai cũng được xem. “Bội” là gấp lên, nhân lên, để sân khấu trở thành tám tấm gương phản chiếu cuộc đời thực.

Bình Định được xem là “cái nôi” sản sinh nghệ thuật tuồng (hát bội). Lịch sử nghệ thuật tuồng của tỉnh gắn liền với tên tuổi của ông tổ Đào Duy Từ và hậu tổ Đào Tấn – người góp phần hoàn thiện và nâng tầm loại hình nghệ thuật này. Bình Định là nơi Đào Duy Từ dừng bước đầu tiên, cũng là nơi nuôi dưỡng những cái tên tuổi tiêu biểu sau này như Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn Văn Diêu…

Hát bội Bình Định phát triển từ nghệ thuật tuồng cổ
Màu sắc trên khuôn mặt thể hiện tính cách của nhân vật trong Hát Bội

Trong đó, danh nhân Đào Tấn (1845-1907) là một trong những tên tuổi lớn với các tác phẩm tuồng nổi tiếng như Hộ sanh đàn, Cổ Thành, Trầm Hương Các…

Ông là một nhà thơ, nhà soạn tuồng, một nghệ nhân hàng đầu của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, góp phần đưa môn nghệ thuật này lên đến giai đoạn cực thịnh và tồn tại đến nay. Theo nhiều nghiên cứu, đỉnh cao phát triển của nghệ thuật hát bội là thời Tự Đức (1848 – 1883).

Hát Bội Bình Định
Mặt có màu trắng mốc thể hiện là kẻ gian thần, dua nịnh

Nét điển hình của môn nghệ thuật này tại Bình Định là phần hát, múa và diễn trong tuồng đất võ phải thể hiện chất võ thuật mạnh mẽ, hừng hực sức sống. Nếu hát hay mà múa không đẹp thì không thể trở thành một nghệ sĩ hát bội đúng nghĩa. Muốn múa đẹp phải học võ, không luận nam nữ, vì vậy nghệ sĩ gánh hát bội ngày xưa nếu không phải võ sĩ thì cũng là võ sinh.

Hát Bội là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Bình Định
Phần nền da mặt màu đỏ son thể hiện là nhân vật anh hùng trung trinh tiết liệt

Nghệ thuật hát bội len lỏi khắp mọi làng quê Bình Định qua các buổi hát lễ, hay còn gọi là hát thứ lễ được tổ chức bởi người có chức sắc trong vùng hoặc các đại hào, đại phú được lên chức, làm được nhà lớn… để tỏ lòng biết ơn. Gia chủ muốn hát thứ lễ thì phải chọn ngày giờ dựng rạp, làm lễ hát án, mặt trước của sân khấu là đôi câu liễn đối. Rạp thường dựng ở ruộng vườn, trước đình chùa hoặc miếu… nơi có mặt bằng rộng rãi cho dân xem.

Trang điểm cho nhân vật hát bội bình định
Hình ảnh tự vẽ nét trang điểm cho hợp nhân vật

Điểm đặc biệt để nhận biết và phân biệt nghệ thuật hát bội với các môn khác là các trang phục, trang sức và trang điểm của người nghệ sĩ vô cùng cầu kỳ. Cách trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục, điệu bộ, cử chỉ đều được quy định rõ ràng. Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên đang diễn vai nào.

Trang điểm mặt để diễn hát bội bình định
Nghệ thuật hóa trang, vẽ mặt nạ của nhân vật

Nghệ thuật hóa trang mặt nạ hát bội vốn dĩ diễn tả diện mạo các nhân vật theo hình thức tượng trưng, nghệ sĩ phải học hỏi để tự biết cách trang điểm, vẽ mặt nạ cho chính mình theo từng vai diễn, từng loại nhân vật.
Phần nền da mặt là màu đỏ son chỉ người anh hùng trung trinh tiết liệt. Màu trắng mốc là kẻ gian thần, dua nịnh. Màu đen của người chất phác bộc trực, nóng nảy nhưng ngay thẳng, chân thực. Màu xám nhợt là người có tuổi; màu xanh ám chỉ người mưu mô xảo quyệt, yêu ma…

Trang phục và cách trang điểm cho nhân vật hát bội
Nghệ thuật Hát Bội được trang điểm mỗi nhân vật mang nét đặc trưng riêng

Lông mày cũng là một cách nhận biết nhân vật đặc biệt trong hát bội. Trong đó, màu trắng là thể hiện cho thần tiên, người cao tuổi, lông mày nét mềm mại, đơn giản là người hiền. Với nét uốn lượn, bay múa là người đắc ý, kiêu ngạo, thẳng dốc hoặc có viền đỏ thể hiện cho người nóng tính. Nét vẽ lông màu ngắn sẽ thể hiện cho kẻ gian xảo, xu nịnh.

Tạo hình mặt đáng sợ trong hát Bội của bình định
Lông mày cũng là điểm nhấn thể hiện tính cách của nhân vật

Trong ảnh là nghệ sĩ nhân dân Đình Trương trong vai đô thống Nguyễn Thiện ở vở “Quan khiêng võng”. Vở tuồng nói về nhân vật Lê Ðại Cang (1771-1847) là vị quan chính trực, một nhân cách lỗi lạc quê ở Phước Hiệp, Tuy Phước. Qua đó, giới thiệu và khơi dậy niềm tự hào của người Bình Ðịnh với bậc danh sĩ quê hương.

Hát Bội Bình Định biểu diễn sân khấu ở Quy Nhơn
NSND Đình Trương trong vai đô thống Nguyễn Thiện ở vở “Quan khiêng võng”

Nghệ sĩ nhân dân Minh Ngọc (áo đỏ) trong vai vị quan Lê Ðại Cang. Đoạn 6 của vở diễn, lúc Nguyễn Thiện dùng mưu hèn, kế bẩn khiến Lê Đại Cang bị giáng xuống làm lính khiêng võng. Những hình ảnh võng đen hòa quyện với cùng các màu sắc khác, khắc họa sự đen tối của xã hội triều Nguyễn, xã hội nhiều mập mờ đen trắng, không minh bạch.

Diễn tuồng cổ hát bội ở Bình Định
Nhập vai Lê Ðại Cang (áo đỏ)

Ngôn ngữ hình thể là một phần quan trọng để diễn tả hành động và tính cách nhân vật. Khuôn mặt của mỗi nhân vật đều được hóa trang riêng để phân biệt tính cách. Phục trang của các nhân vật tuồng gồm: áo giáp, áo thụng, áo đào văn, đai lưng… Đạo cụ thường là kiếm, đao, thương, cờ, quạt, roi ngựa, phất trần…

Hát Bội của tỉnh Bình Định nghệ thuật sân khấu
Ngôn ngữ hình thể rất quan trọng trong nghệ thuật Hát Bội

“Bầu Đông đóng Lý Phụng Đình – Dẫu chồng có đánh thì mình cũng đi” là câu ca dao quen thuộc của người Bình Định nói về sự say mê với bộ môn nghệ thuật này. Ngày nay, người dân có thể xem các buổi biểu diễn tại các hát án ở các làng chài trong lễ cầu ngư hoặc lễ Vía Bà ở xã Nhơn Phong, lễ hội Nước Mặn ở Phước Quang, Tuy Phước…

Với du khách đến Quy Nhơn, có thể lắng nghe hát bội cùng nhiều môn nghệ thuật đặc trưng của tỉnh tại phố đi bộ nghệ thuật.

Hát Bội Bình Định đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 8 năm 2014

Có thể bạn quan tâm

Nguồn dữ liệu tham khảo từ thông tin chính thống:

  • Báo VnExPress: https://vnexpress.net/hat-boi-net-van-hoa-dac-sac-cua-mien-dat-vo-4122790.html
  • Cục Di Sản Văn Hóa: https://dsvh.gov.vn/hat-boi-binh-dinh-1190

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Minh Hoàng 17/07/2024

Tré Bình Định – Đặc sản dân dã trứ danh miền đất võ

Bên cạnh các danh thắng đẹp, non nước hùng vĩ thì ẩm thực cũng là một yếu tố giúp thu hút du khách đến với...

5/5 - (1 bình chọn)
Minh Hoàng 01/07/2024

Chùa Long Khánh: Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi

Sừng sững ở giữa thành phố Quy Nhơn sôi nổi, Chùa Long Khánh vẫn toát lên thần thái uy quyền, tôn nghiêm và trở thành...

5/5 - (1 bình chọn)
Phạm Thị Thu Hằng 14/09/2024

Di tích lịch sử Cây Số 7 Tài Lương

Ngày 26/1/2011, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 323 xếp hạng di tích quốc gia cho...

5/5 - (1 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo