Bình Định trong tôi

Chùa Long Khánh: Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi

TP. Quy Nhơn 01/07/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Sừng sững ở giữa thành phố Quy Nhơn sôi nổi, Chùa Long Khánh vẫn toát lên thần thái uy quyền, tôn nghiêm và trở thành một biểu tượng linh thiêng trăm tuổi thu hút đông đảo du khách gần xa, đặc biệt là các tín đồ Phật giáo trên khắp cả nước. Công trình còn gây ấn tượng sâu sắc với lối kiến trúc độc đáo, cổ kính và không gian thanh bình, yên tĩnh.

Chùa Long Khánh nằm ở đâu?

Chùa Long Khánh là một trong những ngôi cổ tự có tuổi đời lâu nhất và quy mô lớn nhất tại tỉnh Bình Định. Hàng trăm năm đã trôi qua, nhưng Chùa vẫn đứng vững ở một vị trí nhất định, đó là số 141 Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Chùa Long Khánh là ngôi cổ trăm tuổi tọa lạc ngay trong trung tâm TP. Quy Nhơn

Địa chỉ này nằm ngay trong trung tâm thành phố Quy Nhơn nên du khách sẽ dễ dàng tìm thấy Chùa hoặc hỏi thăm người dân thành phố, tài xế taxi,… Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến đây bằng xe máy, xe đạp, ô tô, taxi hay xe ôm công nghệ.

BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Lịch sử hình thành của Chùa Long Khánh

Theo tài liệu sử xưa ghi chép lại, Chùa Long Khánh được khởi công xây dựng từ năm 1715, tức là dưới thời Vua Lê Dụ Tông và do ông tổ đời 35 của Thiền phái Lâm Tế Chánh Tống – Thiền sư Đức Sơn xây nên để phục vụ cho cộng đồng người Hoa đang sống ở Bình Định lúc bấy giờ.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Toàn cảnh Chùa Long Khánh

Trải qua hơn 300 năm cùng với biết bao biến động của lịch sử và thời tiết khắc nghiệt nên Chùa cũng được trùng tu khá nhiều lần dưới thời của các Thiền sư Tịch Thiên Thánh, Chính Nguyên và Chánh Nhơn. Lần trùng tu lâu nhất vào năm 1956 đến tận năm 1972 mới hoàn thành, tức là sau 6 năm.

Vì vậy, Chùa đã khác rất nhiều so với kiến trúc ban đầu, tuy vậy nhưng ở đây, hiện vẫn đang lưu giữ quả chuông cổ (dài 75cm và cao 25,5cm) được đúc vào thời Gia Long thứ 4, tức là năm 1805.

Theo minh văn khắc trên chuông thì Chùa Long Khánh xưa thuộc thôn Vĩnh Khánh, phủ Quy Ninh và do Thiền sư Tích Thọ (tên thật là Nguyễn Trinh Tường) khởi công xây dựng. Thông tin này đã gây nhầm lẫn rằng Thiền sư Tích Thọ mới đúng là người xây dựng nên Chùa Long Khánh.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và đối chiếu kỹ lưỡng thì các nhà nghiên cứu kết luận rằng Thiền sư Đức Sơn đã đến Quy Ninh (Quy Nhơn ngày nay) vào khoảng thời gian từ năm 1651-1742. Trong mốc thời gian này thì chỉ có 1 năm Ất Mùi duy nhất, đó là năm 1715 – thời điểm Chùa Long Khánh được hoàn thành.

Còn năm 1807 là Thiền sư Tích Thọ cho đúc quả chuông cổ kia và ông cũng là người tiếp quản, đồng thời còn có công tu sửa lại Chùa Long Khánh. Bên cạnh đó là tấm dấu biểu trưng cho “Long Khánh Tự” được Vua Gia Long ngự ban vào năm 1813.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Chùa Long Khánh có lịch sử hình thành hơn 300 năm

Đọc thêm: 10 Dịch vụ cho thuê xe máy tại Quy Nhơn uy tín giá rẻ

Chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính của Chùa Long Khánh

Vì được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu thờ phượng của người Hoa đang sinh sống ở Bình Định nên Chùa Long Khánh mang đậm nét của kiến trúc Trung Hoa, nhưng vẫn rất đậm đà bản sắc Việt Nam.

Kiến trúc của Chùa Long Khánh được xây theo hình chữ “Khẩu” và được chia thành 2 khu vực chính, gồm: Thượng điện và Hậu điện. Ở cả 2 khu vực này có trưng bày rất nhiều tượng Phật được điêu khắc vô cùng sắc sảo và tỉ mỉ.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Kiến trúc của Chùa Long Khánh được thiết kế theo hình chữ “Khẩu”

Khi đi qua cổng tam quan xây từ đá xanh và lợp ngói âm dương, du khách sẽ lập tức nhìn thấy một bức tượng A Di Đà cao 17m, được làm bằng chất liệu đá xanh và đứng trên tòa sen hồng nở rộ vô cùng trang nghiêm. Phía sau tượng có một hồ sen rộng lớn, thơm ngát hương với nhiều cây xanh um tùm xung quanh khuôn viên Chùa. Tất cả tạo nên một không gian tâm linh yên ả, thanh tịnh.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Tượng Phật A Di Đà cao 17m ở Chùa Long Khánh

Ở giữa khuôn viên Chùa Long Khánh là một cổ lầu có bức tượng Bạch y Quan Thế Âm trên nóc, cùng với những phù điêu được chế tác rất tinh xảo.

Chánh điện là công trình lớn nhất trong Chùa và được thiết kế theo kiến trúc “tiền đường hậu tẩm” với 2 nhà ngói nằm kề bên nhau, có mái đỏ cong vút là điểm nhấn. Bên trong Chánh điện là nơi thờ phượng tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng, cao 2m với hai bên là tượng Đức Phật A Di Dà và Quan Âm Chuẩn.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Khu Chánh điện bề thế, nguy nga và tráng lệ

Tiền đường chính giữa dài khoảng 7m và được chia thành nhiều tầng tạo nên một tòa tháp cao chọc trời. Ba cửa tiền đường đều được làm từ chất liệu gỗ quý, có khắc tên hiệu Chùa được sơn son thiếp vàng vô cùng đẹp mắt và có khoảng hè rộng rãi. Trên nóc là 2 chú rồng chầu được đút rất khéo léo.

Nằm bên cạnh tiền đường, bên phải là lầu trống và bên trái là lầu chuông. Tại Hậu điện có bức tượng Đức Thế Tôn bằng đồng cao 1,5 và nặng 1200kg, ngoài ra, trên nóc cũng có tượng rồng chầu.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Cầu thang dẫn vào khu Chánh điện được chạm khắc vô cùng điêu luyện

Bên cạnh đó, Chùa Long Khánh còn có khu vực Đông phòng và Tây phòng – đây là nơi nghỉ ngơi của các tăng ni, phật tự. Tổ đình là nơi thờ phượng những vị trụ trì đầu tiên của Chùa và các vị khai sơn phá thạch.

Xem thêm: 6 Công ty du lịch tại Quy Nhơn uy tín, dịch vụ chuyên nghiệp

Nên đến Chùa Long Khánh vào thời điểm nào?

Cũng giống như các điểm du lịch khác tại Quy Nhơn, Bình Định thì khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 là thời điểm lý tưởng nhất để ghé đến tham quan Chùa Long Khánh.

Thời gian này là mùa khô nên thời tiết ít mưa, do đó sẽ rất thuận lợi việc di chuyển và chụp hình. Tuy nhiên, nắng sẽ khá gắt nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ áo khoác dài tay, mũ nón và kem chống nắng.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Tháng 3 – tháng 9 là thời gian “đẹp nhất” để ghé đến Chùa Long Khánh nói riêng và TP. Quy Nhơn nói chung

Nếu là một Phật tử hoặc yêu thích Phật Giáo và muốn trải nghiệm cuộc sống ở chốn tâm linh thiêng, bạn có thể đăng ký tham gia những khóa tu ngắn hạn tại Chùa Long Khánh. Đảm bảo đây sẽ là một trải nghiệm thực sự rất đáng nhớ và giúp bạn loại bỏ mọi phiền muộn, lo toan, đồng thời tìm thấy sự tĩnh an yên trong tâm trí.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Một khóa tu mùa hè tại Chùa Long Khánh

Vào những ngày Lễ Phật Đản lớn trong năm và dịp Tết Nguyên Đán, Chùa Long Khánh thường sẽ vô cùng đông đúc và tấp nập người đến dâng hương để khấn cầu cho bản thân, gia đình những điều tốt đẹp nhất.

Chùa Long Khánh - Ngôi cổ tự linh thiêng hơn 300 năm tuổi
Du khách nên một lần trải nghiệm lễ Phật Đản tại Chùa Long Khánh

Đọc thêm: 5 Khách sạn 3 sao tại TP. Quy Nhơn giá cả bình dân, dịch vụ tốt

Những điều cần lưu ý khi đến Chùa Long Khánh

Khi đến với Chùa Long Khánh, du khách cần phải lưu ý KHÔNG thực hiện những việc sau đây:

  • Chạy nhảy, nô đùa và nói chuyện lớn tiếng trong khuôn viên Chùa. Điều này sẽ làm phá vỡ không gian thiền tịnh, yên ả của chốn linh thiêng.
  • Vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định hay ngắt hoa và bẻ cành cây trong khuôn viên Chùa.
  • Ăn mặc thiếu đứng đắn, không lịch sự khi tham gia vào các hoạt động tâm linh, cúng kiếng tại Chùa
  • Quay phim, chụp ảnh mà chưa xin phép sẽ gây ảnh hưởng đến việc tu tập, tụng kinh của các sư thầy, Phật tử
  • Tự ý đụng vào các tượng Phật và biểu tượng tâm linh mà không xin phép Sư thầy. Việc này có thể làm hư hỏng, đổ bể ngoài ý muốn, đồng thời còn là sự bất kính, thiếu tôn trọng thế giới tâm linh

Việc tuân thủ đúng những lưu ý kể trên không chỉ giúp giữ gìn không gian thanh tịnh, yên tĩnh trong Chùa Long Khánh mà cũng là một cách để bày tỏ sự kính trọng tuyệt với thế giới tâm linh.


Tuy không được đánh giá cao về giá trị kiến trúc vì đã được trùng tu nhiều lần, nhưng Chùa Long Khánh vẫn là một công trình Phật giáo đồ sộ và sở hữu vẻ đẹp nghiêm trang, tôn kính. Do đó, nếu có dịp đến với Quy Nhơn thì bạn có thể thêm nơi đây vào lịch trình du lịch của mình.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Minh Hoàng 25/06/2024

Bánh Hồng Bình Định – Món đặc sản dân dã độc đáo của Xứ Nẫu

Bên cạnh bánh Ít lá gai, rượu Bầu đá, nem Chợ Huyện,... thì bánh Hồng Bình Định cũng là một món đặc sản nổi tiếng...

5/5 - (1 bình chọn)
Minh Hoàng 24/06/2024

Ghềnh Ráng Tiên Sa: Điểm du lịch thiên nhiên giữa lòng thành phố

Ghềnh Ráng Tiên Sa là điểm đến du lịch mà du khách, đặc biệt là những người yêu thích thiên nhiên, biển trời bao la...

4.5/5 - (2 bình chọn)
Minh Hoàng 17/07/2024

Tré Bình Định – Đặc sản dân dã trứ danh miền đất võ

Bên cạnh các danh thắng đẹp, non nước hùng vĩ thì ẩm thực cũng là một yếu tố giúp thu hút du khách đến với...

5/5 - (1 bình chọn)
Phạm Thị Thu Hằng 21/08/2024

Hát Bội: di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Bình Định

Được công nhận là 1 trong 4 di sản văn hóa cấp quốc gia của tỉnh Bình Định, Hát Bội đang được địa phương ưu...

5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ

  © Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo