Không chỉ có những danh thắng thiên nhiên đẹp nao lòng, Bình Định còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi. Nổi bật trong số đó là làng nghề nón ngựa Phú Gia có tuổi đời gần 400 năm và vẫn còn hoạt động mạnh mẽ đến tận ngày nay.
Làng nghề nón ngựa Phú Gia là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời tại Bình Định và vẫn còn lưu giữ đến tận ngày hôm nay, mặc cho biết bao thăng trầm, nắng mưa.
Trong làng, hiện có khoảng hơn 300 hộ gia đình và tất cả đều sinh sống bằng nghề làm nón ngựa. Từ người già, trung niên cho đến trẻ em ở đây đều biết rõ cách tạo ra một chiếc nón ngựa hoàn chỉnh và đẹp mắt.
Trẻ em trong làng từ khi 10 tuổi đã được dạy làm nón ngựa, đến năm 15 tuổi là trở thành nghệ nhân lành nghề, kỹ thuật điêu luyện không kém gì ông bà, cha mẹ của chúng. Nhiều em còn tranh thủ chằm nón sau giờ học để phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập.
Bên cạnh những chiếc nón ngựa truyền thống, nghệ nhân trong làng cũng nhận chế tác ra những mẫu mã mới mẻ, cách tân hơn để phục vụ cho nhu cầu mua về làm kỉ niệm hay tặng quà của khách du lịch.
Đặc biệt, làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống và trao tặng danh hiệu Làng nghề tiêu biểu Việt Nam, đồng thời còn chọn để xây dựng mô hình Làng văn hóa – du lịch.
Đọc thêm: Bánh Ít lá gai Bình Định: Đặc sản nổi tiếng và những điều bạn chưa biết
Làng nghề nón ngựa Phú Gia tọa lạc ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định và cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 45km về phía Bắc.
Để đến được Làng nghề nón ngựa Phú Gia thì từ thành phố Quy Nhơn, bạn xuất phát theo hướng đi Quốc lộ 19. Sau đó, khi đến DT 638, bạn tiếp tục đi thẳng đến ngã tư sân bay Phù Cát và rẽ phải vào DT 635, rồi rẽ trái là tới nơi.
Nón ngựa Phú Gia không chỉ đơn thuần là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mới lạ mà còn ẩn chứa những giá trị lịch sử rất thiêng liêng. Theo lời kể của người dân trong làng, vào thời Tây Sơn, loại này được làm ra chủ yếu để phục vụ cho giới chức sắc và những người thuộc tầng lớp tư sản cũng như quan lại trong triều sử dụng khi cưỡi ngựa.
Do đó, khi nhắc đến nón ngựa, người ta thường liên tưởng ngay đến hình ảnh đội quân Tây Sơn thần tốc, kiên cường, bất khuất. Thêm vào đó, sở dĩ người ta gọi là “nón ngựa” vì chiếc nón này sở hữu đặc tính dẻo dai, bền bỉ nên rất thích hợp để đội khi đi ngựa.
Mỗi một chi tiết hoa văn trên nón sẽ thể hiện chức vị, phẩm hàm cũng như thứ bậc trong xã hội của người đội ở thời bấy giờ, chẳng hạn như: người có chức vị từ xã trưởng trở lên sẽ đội nón ngựa có chụp chóp bằng đồng hay bạc, được chạm trổ hình dáng của long, lân, quy, phụng,…; hoặc như giới thượng lưu, địa chủ sẽ đội các loại nón có hình mai, cúc, trúc, tùng,…
Ở làng nghề Phú Gia, hiện đang sản xuất 2 loại nón ngựa, bao gồm:
Nón ngựa Phú Gia được làm từ nguyên liệu lá kè (hay còn gọi là lá cọ), cây giang, rễ dứa, cước và chỉ thêu. Trong đó, lá kè dùng để lợp nón nên phải là loại không quá non hay quá già và có thể tìm mua ở vùng núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) hoặc Gia Lai.
Khi mua về thì đem đi phơi nắng và hơ qua lửa than, rồi là phơi sương để lá kè được dẻo dai hơn. Sau đó, dùng kéo có bản mỏng, lưỡi dài để cắt lá kè thành những miếng nhỏ theo chiều cao của nón.
Còn cây giang được dùng để làm thành phần sườn nón ngựa. Loại cây này có thể mua được ở chợ Nón Gò Găng (Bình Định) hoặc tìm lên vùng An Tượng để chặt cây giang tươi. Đem về thì nạo vỏ sạch sẽ, phơi khô và chẻ thật nhỏ, đều nhau.
Rễ dứa được dùng để làm sòi và vành nón ngựa. Loại rễ dứa thích hợp là loại được cắm sâu trong lòng đất khoảng 3 năm và có độ bền cao, không bị mối mọt. Tuy nhiên, ngày nay, người ta thường dùng sợi cước nhỏ để tạo ra đường nét tinh xảo hơn cho chiếc nón thành phẩm.
Ngoài dùng để bán cho du khách và xuất khẩu ra nước ngoài thì nón ngựa Phú Gia còn là một trong những vật phẩm phải có trong những ngày cưới hỏi. Vào ngày này, chú rể sẽ đội chiếc nón ngựa Phú Gia để đến nhà đàng gái và rước cô dâu về nhà. Đây là một nét văn hóa rất thú vị của địa phương.
Đọc thêm: 7 Công ty xây dựng nhà ở trọn gói tại H. Phù Cát uy tín nhất
Để tạo ra một chiếc nón ngựa hoàn thiện, chỉn chu phải mất từ 3 – 5 ngày, thậm chí là gần cả tháng đối với những mẫu phức tạp hơn. Chỉ riêng phần làm sườn nón đã tốn từ 1 – 3 ngày bất kể là đơn giản hay cầu kì.
Quy trình để làm ra một chiếc nón ngựa Phú Gia hoàn chỉnh, gồm có 13 công đoạn: đan sườn mê – luồn sườn dọc – thắt sườn – làm vành nón – thắt chóp – thêu hoa văn – rọc lá – ghim xoáy – lợp lá – chằm nón – nứt nón – mạn tròng, kết sò – hoàn thiện.
Trong đó, có 3 công đoạn chính gồm: làm mê sườn, đan sườn mê và chằm nón sẽ do một thôn, một xóm đảm nhiệm. Thôn Phú Gia phụ trách phần chằm nón.
Đầu tiên, nghệ nhân chẻ nhỏ mê sườn thành những miếng nhỏ như que tăm và chuốt nhẵn, sau đó là đan sườn mê. Tiếp đến là đặt mê sườn vào khung nón và đặt lá kè lên trên mê sườn, rồi tiến hành chằm nón.
Bên trong nón, nghệ nhân có thể thêu các hình ảnh, hoạ tiết trang trí đẹp mắt, giàu ý nghĩa biểu tượng, như là: hoa , hình tượng rồng phượng, lưỡng long tranh châu, chim trĩ, quy, lân, phụng,… Vì công việc này khá khó, đòi hỏi tay nghề vững chãi và sự tập trung cao độ nên thường do những nghệ nhân lớn tuổi, dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thực hiện.
Đọc thêm: 5 Resort đẹp tại KDL Trung Lương Cát Tiến bạn đừng bỏ lỡ
Ông Đỗ Văn Lan là truyền nhân thứ 4 của gia đình có đến 6 thế hệ làm nón ngựa Phú Gia. Ông đã được tiếp xúc và học làm nón ngựa từ năm 12 tuổi. Hiện tại, ông là người cao tuổi nhất và sản xuất nón ngựa nổi tiếng lừng lẫy trong làng Phú Gia này.
Qua mỗi thế hệ, gia đình đều giữ lại một đôi nón ngựa đẹp nhất để làm kỉ vật gia truyền. Nhờ đó, hiện tại ở nhà ông đang trưng bày 4 đôi nón ngựa hơn 100 năm tuổi và chiếc nón có tuổi đời “thấp nhất” cũng đã 75 tuổi do mẹ ông để lại trước khi qua đời.
Bên cạnh đó, nghệ nhân Đỗ Văn Lan còn sáng tạo ra những chiếc nón ngựa có kích thước to lớn hơn để mang đến các buổi triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên toàn quốc. Nổi bật trong số đó là chiếc nón ngựa có đường kính lên đến 1m, hiện đang được trưng bày tại nhà của ông. Chiếc nón này được ông Lan hoàn thành trong vòng 1 tháng.
Ông Lan cùng với vợ là bà Nguyễn Thị Tâm, hằng ngày vẫn miệt mài, cần cù giữ “lửa” cho làng nghề nón ngựa Phú Gia được tiếp tục duy trì. Thế nhưng cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại hơn khiến cho con người ta dễ lãng quên những giá trị xưa cũ và chạy theo những cái mới mẻ. Đó là điều mà vợ chồng ông Lan trăn trở, lo sợ rằng làng nghề nón ngựa sẽ bị mài một, lụi tàn.
Đọc thêm: 4 Công ty xây dựng khách sạn, homestay ở Tt. Cát Tiến tốt nhất
Để gìn giữ sự thanh bình, yên ả của làng nghề nón ngựa Phú Gia, du khách nên lưu ý những vấn đề sau đây, bao gồm:
Làng nghề nón ngựa Phú Gia là niềm tự hào to lớn của người dân thôn Phú Gia nói riêng và toàn Bình Định nói chung. Bởi nơi đây đã tạo ra một thứ sản phẩm không chỉ đẹp, đậm chất nghệ thuật mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Làng nghề cũng dần trở thành địa điểm du lịch, gây hứng thú cho du khách trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin minh bạch nhất tại Bình Định
Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Định được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.
QuyNhon Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!
© Bản quyền 2023 QuyNhonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!